ĐỂ TRẺ KHỎE MẠNH VUI HÈ
Hè đã tới, những cơn mưa rào bất chợt, những ánh nắng chói chang cùng không khí nóng ẩm là điều kiện cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây nhiều bệnh cho trẻ như tiêu chảy cấp, chân tay miệng, sốt, viêm não…
Hè đã tới, những cơn mưa rào bất chợt, những ánh nắng chói chang cùng không khí nóng ẩm là điều kiện cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây nhiều bệnh cho trẻ như tiêu chảy cấp, chân tay miệng, sốt, viêm não…
I. Bệnh Tiêu chảy cấp
Khi nhiệt độ tăng cao, thức ăn dễ bị ôi thiu là điều kiện cho ruồi nhặng, vi khuẩn phát triển làm lây lan dịch bệnh về đường tiêu hóa, gây nên bệnh tiêu chảy dẫn đến trẻ bị mất nước, cơ thể suy nhược.
1. Triệu chứng
Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước lớn hơn 3 lần 1 ngày gọi tiêu chảy cấp.
2. Phòng bệnh
- Mẹ chọn thực phẩm tươi sống, chế biến hợp vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Rửa tay với xà phòng hàng ngày cho trẻ ở 4 thời điểm đó là: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với vật nuôi thú cưng, khi tay bị bẩn.
- Phòng của trẻ phải luôn sạch sẽ thoáng mát.
II. Bệnh Sốt virut
1. Triệu chứng
Khi bị sốt virut trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, có thể kèm theo những biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi… ngoài ra có thể nổi hạch ở cổ, nách, bẹn…
Mẹ theo dõi bé, nếu phát hiện những triệu chứng này cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế.
2. Phòng bệnh
- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách tăng cường dinh dưỡng, tăng thức ăn chứa đạm và vitamin, bổ sung hoa quả nhất là hoa quả có vitamin C.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%).
- Giữ ấm cổ cho trẻ khi trời mưa, thời tiết thay đổi, đội mũ khi ra ngoài trời nắng, tránh cho trẻ chơi ngoài trời mưa.
III. Bệnh Tay – Chân – miệng
Bệnh Tay – Chân – Miệng là một bệnh nhiễm trùng do virut. Bệnh diễn biến lành tính, thường tự khỏi. Tuy nhiên nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não có thể dẫn đến tử vong.
1. Triệu chứng
Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ, kém ăn, đau họng …sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng, trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
2. Phòng bệnh
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa, vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là sau khi ăn.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng đồ ăn có nhiều chất đạm, vitamin, hoa quả tươi, nhất là hoa quả có viatamin C.
- Trong vùng dịch thì nên cách ly trẻ với những trẻ mắc bệnh khác. Khi chăm sóc tránh chọc mụn nước vỡ ra để tránh lây lan sang vị trí khác.
- Luôn đảm bảo chỗ ở sạch sẽ, quần áo luôn khô thoáng.
IV. Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue là bệnh do siêu vi trùng dengue trong muỗi vằn gây nên.
1. Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân). Bệnh thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Người bệnh sẽ sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục trong 3 – 4 ngày. Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa. Phát ban xuất hiện đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể xuất huyết tiêu hóa và sốc.
2. Phòng bệnh
- Mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
- Nơi ở luôn sạch sẽ khô thoáng, diệt mỗi thường xuyên, không để nước đọng lại trong chum, vại…khi không cần thiết để tránh muỗi sinh sôi nảy nở.
- Khi bị sốt chỉ dùng thuốc hạ sốt, nghỉ ngơi, tăng cường uống nước, nhất là nước hoa quả để tăng cường sức khỏe.
V. Bệnh viêm não
Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…
1. Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay.
Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus.
2. Phòng bệnh
Cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn, nuôi cá diệt loăng quăng ở những nơi chứa nước, phát quang bụi rậm… Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.
Bài viết liên quan
Chăm sóc tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Sốt xuất huyết Dengue
Tiêu chảy cấp do Rotavirut
Family doctor
Hoàng Thị Mai Phương
Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 04 35 430 430 Holine: 1900 61 61