Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
BỆNH SÂU RĂNG – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Răng - hàm - mặt

BỆNH SÂU RĂNG – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Có khi nào bạn đang thưởng thức món chocolate thật ngon bỗng bị làm phiền bởi cơn đau răng chưa? Nếu có thì có thể bạn đã có một hoặc vài chiếc răng sâu rồi.

Có khi nào bạn đang thưởng thức món chocolate thật ngon bỗng bị làm phiền bởi cơn đau răng chưa? Nếu có thì có thể bạn đã có một hoặc vài chiếc răng sâu rồi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nguyên nhân của sâu răng cũng như cách loại trừ chúng.

1. Sâu răng là gì?

Là tổ chức men-ngà bị mủn đi do các tác động của axit trong quá trình phân hủy tinh bột và đường của các loại vi khuẩn trong miệng. Thông thường thì bạn sẽ phát hiện ra trên bề mặt răng có đốm đen.
Tuy nhiên, nó chỉ là giới hạn trên bề mặt, ở dưới đốm đen ấy sẽ là tổ chức mềm và mủn của men-ngà bị phá hủy.

 

2. Sâu răng thường tồn tại ở vị trí nào trên răng?

Thông thường có đến 85% sâu răng phát triển từ mặt nhai của răng vì trên mặt nhai của răng có rãnh nhỏ và hố để phục vụ cho quá trình ăn nhai của bạn.

Tuy nhiên, khi thức ăn ko được lấy sạch thì chúng bắt đầu bị phân hủy bới vi khuẩn và tạo ra axit. Axit này sẽ phá hủy men răng.
Bên cạnh đó, kẽ giữa hai răng cũng có nguy cơ sâu rất cao vì khó để làm sạch hết thức ăn ở kẽ giữ hai răng.

Ngoài ra, bạn chú ý mặt ngoài các răng hàm lớn có các rãnh giữa-nơi đọng thức ăn và sâu răng cũng thường xuyên gặp phải ở vị trí này.

3. Làm thế nào để biết tôi đã bị sâu răng?

Tùy vào mức độ của sâu mà bạn cảm nhận được các phản ứng khác nhau.

Thông thường thì các bệnh nhân sâu răng có chung triệu chứng là bị đau khi nhai thức ăn ngọt, có thể bị buốt khi uống nước nóng lạnh.

Tuy nhiên các cảm giác khó chịu này sẽ bị dừng lại khi chúng ta ngừng kích thích lên răng.
Nếu thấy răng có lỗ sâu và đau thành cơn mặc dù đã hết tác nhân kích thích như ngừng ăn nóng lạnh, đi đánh răng ngay sau khi ăn mà cơn đau vẫn kéo dài nhiều phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng do vi khuẩn đã xâm nhập vào buồng tủy răng qua đáy lỗ sâu.

Lúc này, sự can thiệp cấp cứu của thầy thuốc là rất cần thiết.

4. Nha sĩ sẽ làm gì để giúp tôi giải quyết răng sâu?

Tùy theo mức độ sâu răng mà bạn đang có, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương hướng điều trị tốt nhất.

Nếu như lỗ sâu chưa thâm nhập vào buồng tủy, nha sĩ sẽ loại bỏ các tổ chức men-ngà mềm và mủn, sau đó sẽ làm sạch lỗ sâu để tránh tình trạng sâu răng tái phát.

Sau đó sẽ hàn kín bằng chất hàn Fuji, hoặc Composite hoặc Amalgame.
Nếu như tủy răng đã bị viêm, bắt buộc bạn phải trải qua quá trình điều trị tủy để lấy hết tổ chức tủy viêm, sau đó ống tủy sẽ được hàn kín bằng chất hàn gutta-percha.
Hãy lưu ý rằng, chiếc răng đã được điều trị tủy giống như một cành cây khô, rất giòn và dễ gãy.

Vì vậy, sau quá trình điều trị, bạn nên làm phục hình răng. Phục hình này giống như một chiếc mũ bảo hiểm bảo vệ thân răng và chân răng thật của bạn.

5.Tôi phải làm gì để ngừa sâu răng?

Biện pháp tốt nhất là vệ sinh răng miệng phải được đảm bảo. Bạn nên thay đổi cách đánh răng.

Theo thói quen, chúng ta hay chải răng theo cách kéo ngang ở mặt ngoài của răng và không để ý đến các mặt còn lại. Bạn hãy thay đổi thói quen xấu này bằng cách chải dọc.

Có nghĩa là bạn đặt bàn chải tạo với bề mặt răng một góc 450, sau đó đưa bàn chải nhẹ nhàng theo chiều dọc. Động tác này sẽ lấy được hết thức ăn ở kẽ các răng.

Tiếp theo trên mặt nhai, bạn sẽ kéo bàn chải theo chiều dài cung răng.

Ở hàm dưới cũng sẽ được tiến hành tương tự.
Đánh răng đúng cách sẽ theo quy tắc chuẩn là 3-3-3.

Quy tắc này có nghĩa là: Lượng kem đánh răng trên bàng chải sẽ là 3cm, chải răng ngày 3 lần sau khi ăn và mỗi lần đánh răng sẽ được tiến hành trong 3 phút.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý NaCl  0.9% để làm sạch và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, chỉ tơ nha khoa cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc phòng ngừa sâu răng.


Việc khám răng thường xuyên mỗi 6 tháng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng răng miệng và sẽ không còn bị cơn đau răng là phiền khi bạn đang thưởng thức một món ăn ngon.

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.

KHOA RĂNG HÀM MẶT

21/10/2021
Khoa Răng – Hàm – Mặt tiếp nhận bệnh nhân gặp mọi vấn đề về răng miệng như niêm mạc miệng, sâu răng, tủy răng...

VIÊM LỢI

21/10/2021
Bạn có khi nào bị chảy máu khi đánh răng chưa? Nếu câu trả lời là “Có” thì có thể lợi của bạn đã bị viêm rồi đấy. Hãy cùng Bác sĩ gia đình Hà Nội tìm hiểu về hiện tượng này nhé!
Hotline Zalo Facebook Messenger