Viêm đường hô hấp trên ở trẻ – nỗi lo ngày giao mùa
Viêm đường hô hấp trên là bệnh phổ biến ở trẻ em đặc biệt là trong những ngày thời tiết giao mùa. Về nguyên nhân, virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên,
Viêm đường hô hấp trên là bệnh phổ biến ở trẻ em đặc biệt là trong những ngày thời tiết giao mùa.
Thêm vào đó, trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khí thải, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường … dẫn đến tỷ lệ các bé bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên ngày càng nhiều. Đây được xem là bệnh phổ biến nhưng khá nguy hiểm ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại.
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên
Theo kiến thức y khoa, nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên là do các loại virus Adenovirus , Influenza, Coronavirus, Parainfluenza, Rhinovirus, Enterovirus, …; nguyên nhân nữa là do vi khuẩn phế cầu, liên cầu trùng nhóm A…
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên
Dấu hiệu đầu tiên của viêm đường hô hấp trên là sốt cao thành cơn, thân nhiệt tang từ 39 – 40 độ C kèm theo viêm kết mạc mắt, đau cơ, mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy, ngứa và chảy nước măt hoặc hơi thở hôi… Đây cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên.
Ho và khó thở cũng là triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, bao gồm ho khan, ho có đờm và ho thành cơn. Cùng với ho là triệu chứng khó thở, tuy rằng khó thở thường ít gặp và không đặc thù của viêm đường hô hấp trên; nên nếu bé bị khó thở như thở rít, thở khò khè nghĩa là bé đã bị biến chứng nặng.
Những biến chứng của viêm đường hô hấp trên
Ho, sốt, khó thở thường sẽ thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng là viêm đường hô hấp trên mạn tính. Bé bị biến chứng thường ho, rát họng và khó nuốt khi ăn. Đi kèm với đó là tình trạng nghẹt mũi, nước mũi nhầy đặc và có màu xanh, gây viêm xoang kèm theo triệu chứng đau đầu.
Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Phòng bệnh là cách tốt nhất để tránh bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
Trước tiên là thực hiện nghiêm túc chương trình tiêm chủng theo tiêu chuẩn quốc gia để tạo cho bé hệ miễn dịch chủ động;
Đối với trẻ sơ sinh, cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ để tăng sức đề kháng; vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý hằng ngày; vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng, và giữ ấm cho trẻ khi tiếp xúc với gió lạnh; trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường để hạn chế khói bụi và cách ly với mầm bệnh. Và cố gắng tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô. Cuối cùng là đầu tư bổ sung đầy đủ dưỡng chất để chủ động tăng sức đề kháng cho các bé.
Khi bé yêu gặp phải các triệu chứng về hô hấp, hãy làm sạch chất nhầy trong mũi bằng natriclocid 0.9% và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp vào mũi họng để tạo độ ẩm. Đặc biệt cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.
Tất cả những cách dự phòng trên, tuy đơn giản nhưng giúp phòng tránh tốt với những bệnh về hệ hô hấp cho các bé. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như sốt cao, tiêu chảy nặng, ho nhiều, nôn ói kéo dài, hay các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt… bố mẹ nhé!