VACXIN PHÒNG CÚM VAXIGRIP – CÔNG DỤNG, LIỀU DÙNG VÀ TÁC DỤNG PHỤ
Vacxin Vaxigrip là vacxin phòng bệnh cúm gồm các chủng cúm mùa gây bệnh thường xuyên đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Vacxin Vaxigrip là vacxin phòng bệnh cúm gồm các chủng cúm mùa gây bệnh thường xuyên đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Virus cúm diễn biến ngày càng trở nên phức tạp dẫn đến các biến chứng trên các đối tượng nguy cơ cao rất nguy hiểm. Tổ chức Y tế khuyến cáo nên tiêm phòng cúm nhất là các đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ em và người già,…có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng nếu bị cúm.
1. Công dụng của vacxin phòng ngừa cúm Vaxigrip
Cúm là bệnh truyền nhiễm xảy ra theo mùa do các chủng virus cúm có tên influenzae gây lên. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân và lây lan mạnh, nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng và gây nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém.
• Thành phần của vacxin cúm Vaxigrip:
Vacxin Vaxigrip được điều chế và sản xuất từ những chủng virus cúm gây bệnh được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đã được nuôi cấy trên trứng gà có phôi được tách ra tinh chế và bất hoạt.
• Công dụng của vacxin cúm Vaxigrip:
Vacxin Vaxigrip phòng ngừa cúm của Pháp có tác dụng tạo hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại virus cúm mùa do các chủng virus có trong vacxin gây lên đồng thời phòng ngừa các biến chứng do bị cúm.
Vacxin Vaxigrip được chỉ định dùng trong tiêm phòng cúm cho trẻ em đủ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
2. Cách dùng và liều dùng vacxin cúm Vaxigrip
Liều dùng:
Tiêm 1 liều 0.25ml vacxin Vaxigrip cho trẻ từ 6 đến 35 tháng.
• Trẻ em từ 36 tháng trở lên và người lớn tiêm 1 liều 0.5ml vacxin Vaxigrip.
• Trẻ dưới 9 tuổi chưa từng tiêm phòng cúm và chưa từng bị cúm trước đây nên tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần.
• Phải tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm vì miễn dịch của vacxin có thời gian tồn tại chỉ từ 6 đến 12 tháng.
Cách dùng:
• Vacxin được dùng qua đường tiêm: tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp.
• Nên để vacxin trở về nhiệt độ phòng và lắc kỹ tạo thành hỗn dịch đồng nhất trước khi tiêm.
• Sát trùng vị trí tiêm trước khi tiến hành tiêm vacxin.
• Sử dụng liều vacxin đúng theo lứa tuổi trong tiêm phòng cúm.
Chống chỉ định:
• Không sử dụng vacxin Vaxigrip để tiêm phòng cúm cho các đối tượng quá mẫn, dị ứng với các thành phần của vacxin gồm cả các thành phần: neomycin, protein của gà, ovalbumin,…và các tá dược kèm theo.
• Các đối tượng bị bệnh cấp tính, sốt vừa hoặc đang sốt cao. Chỉ tiêm phòng cúm sau khi đã khỏi bệnh.
3. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng vacxin Vaxigrip
• Phản ứng tại chỗ: Vết tiêm bị sưng, đỏ, cứng, đau và ngứa chỗ tiêm.
• Phản ứng toàn thân: đau cơ và khớp, khó chịu, sốt, run rẩy, đau đầu, mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, chán ăn, rối loạn tiêu hoá. Trẻ em bỏ bú và quấy khóc. Sau 1 đến 2 ngày, tất cả các phản ứng này đều tự khỏi, không cần điều trị.
• Phản ứng ít gặp sau tiêm phòng cúm: Sưng hạch nách, cổ, bẹn. Nôn, nổi mày đay và có các triệu chứng giống bị cúm, nóng chỗ tiêm và xuất huyết.
• Các phản ứng rất hiếm gặp: Rối loạn cảm giác (cảm nhận đối với cảm giác chuyển động, đau, sờ), đau dây thần kinh (đau khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh), giảm tiểu cầu thoáng qua (giảm về số lượng tiểu cầu, tế bào có vai trò quan trọng trong đông máu), co giật và rối loạn thần kinh.
• Hiếm gặp các trường hợp dị ứng dẫn đến sốc.
Bệnh cúm có khả năng nhanh chóng lây truyền và do nhiều tuýp virus gây ra, các chủng virus này có thể thay đổi hàng năm. Đây cũng là lý do cần phải tiêm phòng cúm mỗi năm.
Thời điểm dễ bị cúm nhất là vào các tháng lạnh nhất (mùa đông). Chưa tiêm phòng cúm vào mùa thu thì có thể tiêm vào mùa xuân vì thời điểm này vẫn có khả năng nhiễm bệnh cúm.
Bệnh cúm thường ủ bệnh trong vài ngày trước khi thấy các triệu chứng. Do vậy, vẫn có thể phát bệnh trước hoặc ngay sau khi vừa tiêm phòng cúm (khoảng 2 tuần đầu sau tiêm).
Bệnh cúm có triệu chứng như bị cảm lạnh nhưng vacxin cúm không có tác dụng phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
Tại sao nên tiêm phòng cúm tại Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội:
• Đội ngũ nhân viên y tế, y bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm và thân thiện.
• Quy trình tiêm phòng cúm nói riêng và tiêm chủng vắc xin nói chung được tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo quy định của Bộ y tế.
• Trước khi tiêm chủng phòng bệnh: Tư vấn, khám sàng lọc cho đối tượng tiêm chủng (hoặc người giám hộ) trước khi tiến hành tiêm. Bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích sự cần thiết, vai trò của tiêm chủng cùng các mũi tiêm, công dụng, thời điểm tiêm nhắc lại….
• Trong khi tiến hành tiêm chủng vắc xin: Thực hiện tiêm chủng đúng theo quy định và đảm bảo an toàn.
• Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh: Theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm và được hướng dẫn chi tiết cách theo dõi tại nhà tối thiểu 24h sau tiêm.
• Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 18 tháng tuổi là thời kỳ quan trọng quyết định đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, bên cạnh những kiến thức tiêm chủng cần nắm rõ, cha mẹ hãy tiêm chủng đầy đủ trong đó có tiêm phòng cúm cho trẻ để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh truyền nhiễm.
Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm và các loại vacxin phòng bệnh khác. Hãy liên hệ để được tư vấn chi tiết các thông tin về vắc xin nhanh nhất!
TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 75 đường Hồ Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: bacsigiadinhhanoi.vn
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 02435 430 430 – 02435 430 688