Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
TIÊM PHÒNG CÚM
Tiêm chủng

TIÊM PHÒNG CÚM

Bạn đã nghĩ tới tiêm phòng cúm? Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngừa cúm nhưng tiêm khi nào và tác dụng phụ của nó có đáng ngại?

Bạn đã nghĩ tới tiêm phòng cúm? Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngừa cúm nhưng tiêm khi nào và tác dụng phụ của nó có đáng ngại?

1. Khi nào nên tiêm phòng?

Bởi vì cúm mùa thường bắt đầu vào tháng 10 và kéo dài tới tháng 5 nên thời điểm tốt nhất để tiêm phòng là trong tháng 10 hoặc 11. Bạn có thể tiêm phòng muộn hơn nhưng thời điểm trên là mang lại lợi ích cao nhất.


2. Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?



Cả thuốc uống và thuốc tiêm đều hoạt động theo cơ chế kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Những kháng thể được tạo ra sẽ chống lại sự xâm nhập của virus cúm. Phản ứng của cơ thể sau tiêm có thể gây mệt mỏi và đau cơ ở một số trường hợp.

Mỗi năm, vắc-xin cúm lại được bổ sung khả năng chống thêm một số loại virus. Vì thế, hiệu quả ngừa cúm lên tới 70-90% ở những người khỏe mạnh dưới 65 tuổi.


3. Ai nên tiêm phòng?



Những người muốn giảm nguy cơ nhiễm cúm và đặc biệt là những người mắc bệnh phổi, người từ 65 tuổi trở lên, những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và tim mạch; phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.



4. Những đối tượng nên tiêm vắc xin cúm hằng năm:

  • Tất cả trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi
  • Những người 50 tuổi trở lên
  • Những người làm giúp việc gia đình
  • Những người mắc các bệnh tim hay phổi mãn tính như hen suyễn hoặc bất kỳ bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.
  • Những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm có nguy cơ cao chẳng hạn như nhân viên y tế…

5. Những ai không nên tiêm phòng cúm?

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, bạn không nên tiêm phòng cúm nếu:

  • Đã từng bị dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó
  • Dị ứng với trứng
  • Từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh)  trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.
     

6. Tác dụng phụ của vắc-xin phòng cúm?

Tay có thể bị sưng tấy sau khi tiêm.

Một số người có biểu hiện giống như cảm lạnh: hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi, viêm họng, ho và đau nhức mình mẩy 1-2 ngày sau khi tiêm phòng. Trong một số trường hợp có thể sốt nhẹ.

Điều quan trọng là nghĩ tới những lợi ích từ vắc-xin phòng cúm, từ đó sẽ thấy những tác dụng phụ này là có thể chấp nhận.

TT Bác sĩ gia đình Hà Nội là đơn vị tư nhân đầu tiên được Sở Y tế Hà Nội cấp phép tiêm chủng và cũng là đơn vị hợp tác triển khai các dự án cùng Abbott. Hãy liên hệ với chúng tôi để được biết thêm nhiều thông tin.

THÔNG BÁO

VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP CHỐNG CHỈ ĐỊNH

TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM

Kính gửi: Quý khách hàng

          Cùng với việc cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc xin, Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội xin đưa ra một số khuyến cáo khi đăng ký tiêm phòng bệnh cúm như sau:

1.     Các trường hợp sau lưu ý không nên tiêm vắc xin phòng Cúm:

–         Phụ nữ đang mang thai , kể cả phụ nữ không chắc chắn là mình không có thai.

–         Phụ nữ đang chuẩn bị kế hoạch mang thai.

–         Người có bệnh suy giảm miễn dịch (bệnh HIV, bệnh tự miễn dịch…).

–         Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (sốt > 37,50C).

–         Người bị suy dinh dưỡng.

–         Người bị dị ứng với trứng gà, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde.

–         Phụ nữ đang cho con bú < 6 tháng tuổi.

2.     Phụ nữ sau khi tiêm vắc xin phòng Cúm 01 mới nên có thai

3.     Ngoài các trường hợp trên, đều có thể tiêm phòng Cúm.

                                                                                                             Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2013

                                                                                                                         TM TRUNG TÂM

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Vắc xin cúm mùa Influvac Tetra – Vắc xin thế hệ mới phòng ngừa 4 chủng cúm

25/11/2021
Vắc xin Influvac Tetra là vắc xin tứ giá thế hệ mới phòng được 4 chủng cúm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.

VACCIN POLYSACCHARIDE MENINGOCOCCAL A+ C (SANOFI PASTER – PHÁP)

22/10/2021
Sau một thời gian vắng bóng, bệnh não mô cầu có xu hướng xuất hiện trở lại một số địa phương. Nếu không chủ động ngăn chặn thì bệnh có thể bùng phát thành dịch.
Hotline Zalo Facebook Messenger