THIẾU CANXI Ở TRẺ NHỎ
Ở trẻ, thiếu canxi máu, nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo).
Ở trẻ, thiếu canxi máu, nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo).
1. Thiếu canxi là gì?
Ở trẻ, thiếu canxi máu; nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo).
2. Điều gì có thể gây thiếu canxi?
Canxi cần cho sự sống của con người là vậy, nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm (thuốc).
Thường ngày, ăn uống các loại thực phẩm ít có canxi, thực phẩm chứa nhiều xenlulô có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của ruột.
Cơ thể mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu canxi (bệnh đường ruột) hoặc do quá trình lão hóa cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi.
Nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.
Khi canxi kết hợp được với vitamin D thì tác dụng của chúng sẽ được phát huy mạnh mẽ, vì vậy, khi sống thiếu ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng của canxi.
Trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phốtpho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi.
3. Biểu hiện của thiếu canxi là gì?
– Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình.
– Đôi khi trẻ có thể có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm.
– Trẻ càng dỗ, càng ru, càng cho bú, trẻ càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
– Ra nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ.
– Tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy.
– Hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…
– Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động.
– Trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc…
4. Thức ăn giàu chất canxi?
Các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat.
5. Phòng thiếu canxi?
Để đề phòng thiếu, giảm canxi, cần có chế độ ăn uống hợp lý
Không nên ở thường xuyên trong nhà, cần ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút.
6. Bác sĩ gia đình có thể giúp gì cho con tôi?
Hãy gọi bác sĩ gia đình của bạn khi nghi ngờ con bạn thiếu canxi.Con bạn cần được khám bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.
Không nên tự mua thuốc để điều trị đề phòng việc bổ sung canxi trong một thời gian dài gây thừa canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
7. Làm thế nào để biết con tôi thiếu canxi?
– Để xác định thiếu canxi, cần xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu.
– Với xương, có thể đo mật độ của xương, chụp Xquang…