SUY NGHĨ, CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI GIÀ VỀ GIAI ĐOẠN CUỐI ĐỜI
Những cảm nhận, suy nghĩ của người gia về cuối đười ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ cũng như những người trong gia đình………….
Những cảm nhận của người bệnh về giai đoạn cuối chịu ảnh hưởng bởi các mong đợi của họ về việc họ sẽ chết ra sao và ý nghĩa của cái chết là gì, có rất nhiều người lo lắng họ sẽ chết như thế nào hơn là sợ chính cái chết.
Người bệnh kể lại cảm giác lo sợ rằng họ sẽ chết trong đau đớn hoặc nghẹt thở, hoặc mất sự kiểm soát, sự khinh miệt, sự cô độc và trở thành gánh nặng cho gia đình họ.
Tất cả lo lắng này có thể giảm bớt khi có sự chăm sóc trợ giúp tốt của một nhóm người chăm sóc quan tâm.
Đối cới hầu hết lịch sử nhân loại, cái chết được nhìn nhận như là một phần tiến trình tự nhiên của cuộc sống.
Tuy nhiên, với các tiến bộ công nghệ gần đây phục vụ việc giải quyết các vấn đề giai đoạn cuối cuộc đời thì cái chết đã trở nên được “y học hóa”.
Cái chết không còn được nhìn nhận như là một sự kiện mang tính cá nhân và mang đặc điểm linh hồn sâu sắc đối với tình trạng của loài người, mà nó thường được xem là một thất bại của khoa học y học.
Sự y học hóa cái chết có thể tạo ra hoặc làm tăng lên một cảm giác tội lỗi về sự thất bại trong ngăn ngừa cái chết.
Cả công chúng và các bác sỹ đều cùng chối từ cái chết, cứu chữa người đang chết như là các bệnh nhân và coi cái chết là một kẻ thù phải đấu tranh mãnh liệt trong bệnh viện hơn là xem nó như một hậu quả không thể tránh khỏi mà phải trải qua như một phần của cuộc đời tại gia đình.
Gần đây ở Mỹ có xấp xỉ 80 % người bệnh chết ở trong các bệnh viện hoặc trong các sở chăm sóc dài hạn.