Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
SUY DINH DƯỠNG
Khoa nhi

SUY DINH DƯỠNG

Trẻ em bị suy dinh dưỡng thực sự là điều khiến ba mẹ rất lo lắng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ không hề hay biết hay các dấu hiệu rất khó nhận ra.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng thực sự là điều khiến ba mẹ rất lo lắng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ không hề hay biết hay các dấu hiệu rất khó nhận ra.

1. Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa số trường hợp là do kết hợp của 2 nguyên nhân sau:

a. Giảm cung cấp

  • Không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm
  • Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu
  • Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp

b.      Tăng năng lượng tiêu thụ

  • Trẻ bị bệnh kéo dài   
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột

3. Làm cách nào để phát hiện suy dinh dưỡng ?

Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi.
        
Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng là không tăng cân trong 3 tháng liên tục. Đồng thời đường biểu đồ phát triển cân nặng đi theo hướng nằm ngang
       
Trẻ bị suy dinh dưỡng nếu đường phát triển nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ .

Khi bạn có băn khoăn hay thắc mắc về thể trạng của bé hãy gọi tới tổng đài 1900 61 61, Bác sĩ gia đình Hà Nội sẽ trực tiếp giải đáp cho bạn.

4. Cách phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ

  • Cung ứng lương thực, thực phẩm đầy đủ cho trẻ.       
  • Cho trẻ bú ngay sau sinh và kéo dài từ 18 – 24 tháng 
  • Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý         
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán    
  • Lựa chọn thực phẩm tươi cho trẻ, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn.   
  • Nấu nướng thức ăn chín kỹ

5. Cần làm gì khi trẻ suy dinh dưỡng?

  • Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy..
  • Không nên lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian và theo đúng chỉ định của bác sĩ      
  • Chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh 
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ trên 2 tuổi

Family doctor Hoàng Mai Phương
 

Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 04 35 430 430   Holine: 0123 44 55 866

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger