PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ U NANG BUỒNG TRỨNG
U nang buồng trứng là những khối u khu trú tại buồng trứng, có thể lành tính hoặc tiến triển ác tính
U nang buồng trứng là những khối u khu trú tại buồng trứng, có thể lành tính hoặc tiến triển ác tính
I. KHÁI NIỆM
U nang buồng trứng là những u có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây khó chịu tại chỗ, làm giảm chức năng sinh sản, đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng: tiến triển thành ung thư, tắc ruột.
II. Phân loại và triệu chứng
1. Phân loại
U nang Buồng Trứng bao gồm u nang cơ năng và u nang thực thể.
- U nang cơ năng: nang bọc noãn, nang hoàng thể…
- U nang thực thể: u nang biểu mô buồng trứng, u nang bì…
2. Triệu chứng
Hầu hết u nang buồng trứng đều có biểu hiện không điển hình, tuy nhiên cũng có một số cách để bạn tự phát hiện u:
- Đau tức bụng, đôi khi là vùng thắt lưng và đùi.
- Thường xuyên thấy đầy bụng.
- Tiểu khó, tiểu dắt.
- Cơn đau nặng hơn khi quan hệ.
- Thay đổi một vài chỉ số cơ thể, tăng cân không rõ lí do.
- Đau ngực, đôi khi buồn nôn và nôn.
- Rối loạn kinh nguyệt
Trong trường hợp u có biến chứng ác tính sẽ tạo nên các triệu chứng cấp độ nặng hơn và thậm chí là sốc tạm thời, ví dụ như đột ngột sốt và nôn mửa, kiệt sức và ngã khuỵu không rõ nguyên nhân.
III. Điều trị
Đối với u lành tính thì u không cần chữa trị cũng sẽ tự tiêu biến.
Tuy nhiên nếu trường hợp là loại u có khả năng biến chứng thì cần xử lí. Các phương pháp được sử dụng bao gồm nội khoa và ngoại khoa:
- Về nội khoa, người bệnh sẽ được cấp thuốc thúc đẩy tự nhanh già để teo hoặc vỡ đi.
- Về ngoại khoa, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt u, có thể là bóc tách bảo toàn buồng trứng hoặc cắt đi toàn bộ buồng trứng, tùy thuộc vào nguyện vọng của người bệnh. .
Tuy nhiên về cơ bản, điều trị u nang buồng trứng dù là lành tính hay ác tính cũng gặp rất nhiều vấn đề, vậy nên thay vì suy nghĩ đến giải pháp, các chị em hãy hướng tới cách đề phòng căn bệnh này.
IV. Biến chứng
Các khối u nếu không được xử trí cắt bỏ sẽ lớn dần lên, gây chèn ép các tạng trong ổ bụng, có thể bị xoắn hoặc bị ung thư hóa.
Biến chứng hay gặp là:
- Xoắn nang: hay gặp ở khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính, xoắn nang có thể xảy ra khi đang mang thai (nhất là trong những tháng đầu thai nghén), hoặc sau khi đẻ.
- Vỡ nang: thường xảy ra sau khi nang bị xoắn hoặc sau chấn thương vùng bụng dưới.
- Nhiễm khuẩn nang: xảy ra khi xoắn nang. Nhiễm khuẩn làm nang to lên, dính vào các tạng xung quanh.
- Chèn ép tiểu khung: khối u đè vào trực tràng, bàng quang. Nang to, tiến triển trong nhiều năm choán hết ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù, tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng.
IV. Phòng bệnh
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời u nang buồng trứng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống , sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh và hạn chế tối đa streets tâm lý.
- Khi có những biểu hiện triệu chứng bất thường như trên phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.