Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Khoa nội

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Đái Tháo Đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính.

 
Đái Tháo Đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính.

I. Định nghĩa

 Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: tăng glucose máu; kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch.

II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

1. Nguyên nhân

Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.

  • Yếu tố di truyền.
  • Yếu tố môi trường: là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Các yếu tố đó là:
+ Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.

+ Chất lượng thực phẩm: ăn nhiều các loại carbohydrat hấp thu nhanh (đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…), chất béo bão hòa, chất béo trans…

+ Các stress về tâm lý.

  • Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố không thể can thiệp được.

2. Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi trên 45.
  • BMI trên 23.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2).
  • Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
  • Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to-nặng trên 4000 gam, xảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu…)
  • Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.

III. Triệu chứng

  • Uống nhiều.
  • Tiểu nhiều.
  • Đói, ăn nhiều.
  • Mệt mỏi.
  • Sụt cân.
  • Vết thương lâu lành.
  • Ngứa da.
  • Châm chích.
  • Nhìn mờ.

IV. Chẩn đoán xác định đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí:

  • Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
  • Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
  • Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

V. Điều trị

Phát hiện sớm và kiểm soát đường huyết khịp thời để tránh những biến chững có thể xảy ra.

  • Nếu thấy những biểu hiện như trên, đến ngay cơ sở y tế để xác định mức độ đường huyết của bạn và nhận lời khuyên của Bác Sĩ.
  • Tùy theo tình trạng sức khỏe và chỉ số đường huyết của bạn mà Bác Sĩ sẽ cho bạn phác đồ điều trị thích hợp.

 Nguyên tắc điều trị:

  • Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu.
  • Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).

​VI. Biến chứng

  • Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc.
  • Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. 
  • Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh.
  • Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên.
  • Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi… 

​Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ.



VII. Phòng bệnh

  • Kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Kiểm soát huyết áp nếu đang bị cao Huyết Áp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề bất thường của sức khỏe.

​                                                                                                                                          Family doctor 

Hoàng Thị Mai Phương

 
 Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 024 35 430 430   Holine: 1900 61 61

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger