NHỮNG MŨI VACXIN NHẤT ĐỊNH KHÔNG THỂ BỎ QUA ĐỂ BẢO VỆ TRẺ SƠ SINH
Ở Việt Nam từ năm 1985 đến nay, nhờ triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và liên tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao trên 90% mà số mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm đáng kể.
Ở Việt Nam từ năm 1985 đến nay, nhờ triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và liên tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao trên 90% mà số mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm đáng kể. Những bệnh dịch dễ gây tử vong như bại liệt hay uốn ván sơ sinh đã không còn là nỗi lo của nhiều hộ gia đình.
Thành công của công tác tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Ví dụ như bệnh sởi đã giảm 3010 lần (so sánh 2016 với 1984) và ho gà giảm 844 lần cùng thời gian này.
Tuy nhiên hàng năm vẫn còn khoảng 5-10% trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ mũi. Những trẻ này không có đủ miễn dịch phòng bệnh, vì vậy có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là rất cần thiết, sẽ giúp trẻ phòng bệnh.Từ đấy có thể thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng nhằm phòng tránh nhiều bệnh tật. Vậy tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh gồm những loại nào? Trong phạm vi bài viết này, Bác sĩ gia đình Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích đó.
Vai trò của vắc xin trong công tác phòng bệnh
Vắc – xin có vai trò ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh có khả năng biến chứng, để lại di chứng và gây tử vong. Tiêm vắc – xin cho trẻ sơ sinh hay bất cứ một ai là làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng bằng cách phối hợp với hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để hình thành nên khả năng miễn dịch với những tác nhân gây bệnh cụ thể cách an toàn.
Theo đó, Trẻ sơ sinh từ 0 tháng cho đến dưới 1 tuổi nên được tiêm các loại vắc xin sau:
– Vắc xin viêm gan B
Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh , trong vòng 24 giờ sau sinh sau khoảng 1 tháng thì tiêm mũi thứ hai. Và sau mũi thứ 2 khoảng 1 tháng thì trẻ được tiêm mũi thứ 3
Để tăng hiệu quả của vắc xin phòng bệnh, nên tiêm mũi nhắc lại sau 1 năm
– Vắc xin phòng bệnh lao
Đối với vắc xin phòng bệnh lao, chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất là có thể bảo vệ sức khỏe cả đời. Nếu không có chống chỉ định, trẻ sẽ được tiêm trong vòng 24 – 48 giờ sau sinh
Đa phần tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh phòng bệnh lao sẽ xuất hiện vết loét đỏ tại vị trí tiêm. Có thể tự khỏi sau 2 tuần và để lại sẹo trên da. Đây là hiện tượng bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
– Vắc xin não mô cầu
Vắc xin não mô cầu được tiêm lần đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi và mũi thứ hai sau khoảng 6 – 8 tuần. Trong trường hợp trẻ sống ở vùng có dịch bệnh thì nên được tiêm ngay khi 3 tháng tuổi để tránh lây nhiễm từ những người xung quanh.
– Vắc xin phế cầu khuẩn
Viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,… là những bệnh lý có thể mắc phải do phế cầu khuẩn gây ra. Để phòng bệnh, mọi người nên tiêm vắc xin trẻ sơ sinh nhà mình vào các thời điểm sau:
+ 2 tháng tuổi: tiêm mũi 1;
+ Sau 1 tháng kể từ khi tiêm mũi 1: tiêm mũi 2;
+ Sau 2 tháng kể từ khi tiêm mũi 2: tiêm mũi 3;
+ Sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 3: tiêm mũi 4;.
– Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – hib
Chỉ cần tiêm 1 loại vắc xin đã có thể phòng tránh được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và hib. Và tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh loại này như sau:
+ Tiêm mũi 1 khi trẻ được 2 tháng tuổi;
+ Tiêm mũi 2 sau đó 1 tháng;
+ Sau 2 tháng tiêm mũi 2 thì có thể tiêm được mũi 3;
+ Để phát huy tác dụng của vắc xin thì trẻ được 12 – 18 tháng tuổi nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
Hy vọng những thông tin về những mũi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh ở trên giúp mẹ hiểu được phần nào vai trò và tầm quan trọng của vacxin trong hoàn thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Để tìm hiểu thêm về gói tiêm chủng mở rộng, vui lòng liên hệ hotline 02435430430 để được tư vấn chi tiết hơn.