Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Tiêm chủng

NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Tiêm phòng cho trẻ đã được Bộ y tế khuyến cáo là việc làm cần thiết, việc đưa trẻ đi tiêm không đúng lịch, tiêm chủng muộn hoặc tiêm không đầy đủ sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.

Tiêm phòng cho trẻ đã được Bộ y tế khuyến cáo là việc làm cần thiết, việc đưa trẻ đi tiêm không đúng lịch, tiêm chủng muộn hoặc tiêm không đầy đủ sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.

Dưới đây là một số lưu ý mà phụ huynh cần chú ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

1. Đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh đúng lịch, đủ liều

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc tuân thủ theo đúng lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được bảo vệ an toàn trước các nguy cơ bệnh dịch nguy hiểm. Tiêm đủ mũi và đúng lịch sẽ giúp vacxin phát huy được tối đa hiệu quả, cơ thể trẻ gần như đạt được mức bảo vệ tuyệt đối, nhất là các liều vacxin nhắc lại.


Ở từng độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có hệ miễn dịch khác nhau và phản ứng của trẻ đối với vacxin cũng khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng phơi nhiễm của trẻ trước các tác nhân gây bệnh dịch cũng khác nhau. Do đó, việc tiêm chủng cho trẻ đúng lịch và đúng theo độ tuổi, đủ mũi giúp bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây nên 14 bệnh, giúp trẻ phòng ngừa được bệnh đúng thời điểm khiến trẻ dễ bị mắc bệnh nhất. 


Tiêm phòng cho trẻ đúng lịch và đủ mũi giúp trẻ tránh được các nguy cơ mắc bệnh khi chưa kịp tiêm chủng phòng bệnh nhất ra giai đoạn dịch bệnh covid 19 đang hoành hành như hiện nay.

2. Cách xử lý khi nhỡ các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vì lý do nào đó mà gia đình để nhỡ các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy nhanh chóng đưa bé đi tiêm chủng sớm nhất có thể. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của trẻ, loại vacxin cần tiêm và độ tuổi, trẻ sẽ được tư vấn và cân nhắc lịch tiêm cho phù hợp, bổ sung rào chắn phòng bệnh vững chắc.

3. Những phản ứng sau tiêm vacxin phòng bệnh trẻ thường gặp

Trên thực tế, sau khi tiêm vacxin trẻ thường gặp các phản ứng phụ xảy ra như: Sốt, chán ăn, khó chịu và mệt mỏi, sưng đau vết tiêm… gây lo lắng cho các bậc phụ huynh, thậm chí khiến nhiều phụ huynh không muốn đưa trẻ đi tiêm phòng.


Theo các chuyên gia y tế, bất cứ loại vacxin nào cũng có thể gây ra các phản ứng sau tiêm và các phản ứng này thường nhẹ và có thể tự khỏi nên gia đình không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là trước khi tiêm vacxin phòng bệnh, trẻ phải có sức khoẻ đảm bảo ổn định. Phải cho trẻ ở lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm và tiếp tục theo dõi trẻ từ 24 đến 48h tại nhà để kịp thời đối phó với những bất thường có thể xảy ra.


Phụ huynh không được chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng và hoang mang quá. Cần nhanh chóng đưa trẻ đi viện nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng nào bất thường để đảm bảo trẻ được an toàn.


Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp phụ huynh chúng ta hiểu hơn được tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không quá hoang mang khi đưa trẻ đi tiêm, kịp thời phản ứng trước những phản ứng sau tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Vắc xin cúm mùa Influvac Tetra – Vắc xin thế hệ mới phòng ngừa 4 chủng cúm

25/11/2021
Vắc xin Influvac Tetra là vắc xin tứ giá thế hệ mới phòng được 4 chủng cúm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.

VACCIN POLYSACCHARIDE MENINGOCOCCAL A+ C (SANOFI PASTER – PHÁP)

22/10/2021
Sau một thời gian vắng bóng, bệnh não mô cầu có xu hướng xuất hiện trở lại một số địa phương. Nếu không chủ động ngăn chặn thì bệnh có thể bùng phát thành dịch.
Hotline Zalo Facebook Messenger