Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Những điều cần lưu ý khi khám bệnh tại nhà cho người già
Tin tức & Sự kiện

Những điều cần lưu ý khi khám bệnh tại nhà cho người già

Khám bệnh người già không hoàn toàn giống với người trẻ vì bệnh lí tuổi già

Khám bệnh người già không hoàn toàn giống với người trẻ vì bệnh lí tuổi già có một số điểm cần chú ý:

* Người già thường mắc nhiều bệnh. Cùng một lúc có thể có nhiều hình, nhất là các bệnh mãn tính ở nhiều cơ quan khác nhau, trên cơ sở đó vẫn có thể mắc thêm những bệnh cấp tính mới. Việc mắc nhiều bệnh với tính chất khác nhau, nặng nhẹ khác nhau có ảnh hưởng qua lại rất phức tap, làm cho việc khám bệnh phải rất tỉ mỉ mới mong chẩn đoán được Coll1 хас.

* Triệu chứng bệnh thường không điển hình do tính phản ứng của cơ thể già đối với tác nhân gây bệnh đã thay đổi. Hơn nữa, ở tuổi già việc phân ranh giới giữa sinh lí và bệnh lí không phải dễ dàng. Tiến triển của bệnh cũng không còn điển hình nữa. Vì vậy, theo dõi kĩ các triệu chứng trong quá trình biến chuyển bệnh là rất cần thiết.

* Tâm lí người già khác với tuổi trẻ, do đó cách tiếp xúc và nhất là cách hỏi bệnh cần được chú ý.

1. Tiếp xúc với người bệnh

Tiếp xúc với người già để hỏi bệnh và thăm khám cần đến về thái độ và tác phong.

1.1. Đối tượng tiếp xúc

Nhìn chung, đối tượng tiếp xúc có thể thuộc các loại sau đây:

a. Có ngưởi sức khỏe còn tốt, tiếp xúc dễ vì trí óc còn minh, trường hợp này, việc hỏi bệnh có thể không có gì khác lắm sc bệnh thông thường ở người đứng tuổi.

b. Có người đã suy yếu vì cơ thể già đã có nhiều biến đổ bệnh mạn tính, tính tình hoàn toàn bình thường. Việc tiếp XÚC thăm khám ở đây khó khăn hơn, công tác động viên tinh thần để tranh thủ tối đa sự cộng tác của người bệnh là rất cần thiết.

c. Có người cơ thể đã suy kiệt do quá già, hoặc bệnh tật lâu ngày: nhiều khi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, tinh thần lú lẫn. Việc tiếp xúc hỏi bệnh, thăm khám rất khó khăn. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia người quen để có thể khai thác được tiền sử, triệu chứng bệnh. Trường hợp này đòi hỏi thầy thuốc phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, hết vì người bệnh mới tránh được sai sót dễ có trong chẩn đoán, săn sóc và điều trị.

1.2. Một số điểm cần chú ý

a. Tiếp xúc hỏi bệnh phải thể hiện được tinh thần thương yêu kính trọng với tuổi già, cả từ cách xưng hô, lời nói đến cách chăm thăm hỏi hàng ngày.

b. Người già dễ tự ti và dễ có tư tưởng cho rằng mọi người ít quan tâm, đến mình, vì vậy khi họ trình bày, cần lắng nghe, không nên vội ngắt lời. Với người già, được giãi bày ý kiến, tâm sự cũng đã làm họ yên tâm tin tưởng hơn. Nếu họ nói lan man quá, lúc đó sẽ lái khéo vệ trọng tâm. Cần kiên nhẫn, tránh tỏ thái độ suốt ruột, nôn nóng, tác phong vội vã, lạnh nhạt

2. Hỏi bệnh

Trong một số trường hợp, việc hỏi bệnh khá khó khăn, đòi hỏi nhiề thời gian, vì trí nhớ người già có thể đã giảm sút, tại đã nghễnh ngãng, m đã kém và tư duy không còn được minh mẫn, chính xác nữa.

Để khai thác triệu chứng đạt kết quả hơn có thể bước đầu nhìn bao quát nhằm mục đích đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân, sau đó mới bắt đầu hỏi bệnh một cách có hệ thống đi sâu vào những phần liên quan.

2.1. Đánh giá tình trạng chung của đối tượng

Có thể để bệnh nhân ngồi xuống, đứng lên, đi lại vài bước, qua đó đánh giá khả năng hiểu biết của người bệnh, tình trạng chung toàn thân, năng vận động. Kiểm tra nhanh khả năng nghe, nhìn, khả năng thực các yêu cầu của khám bệnh. Có thể đưa cho bệnh nhân một tờ báo Nghị đọc một đoạn, qua đó đánh giá trình độ nhận thức.

Sau khi đánh giá tình trạng chung một cách rất đại cương như vậy, có thể tìm phương pháp thích hợp để hỏi bệnh có hệ thống.

2.2. Hỏi bệnh có hệ thống

Trong hỏi bệnh có hệ thống, cần chú ý:

– Hỏi xem bệnh nhân đã mắc những bệnh gì từ trước đến nay, nhất các bệnh mãn tính hay gặp ở người lớn tuổi như: loét dạ dày, cao huyết | đái tháo đường, viêm cầu thận… Nếu trong tiền sử có những bệnh đó việc điều trị bằng thuốc hiện nay phải thận trọng vì dễ gây tai biến.

b. Hỏi xem đã nằm bệnh viện chưa và đã điều trị những gì. Vì người LA thuờng có nhiều bệnh và triệu chứng của những bệnh đó thường không còn điển hình nữa.

c. Khai thác những triệu chứng sớm của ung thư như: chảy máu không có duyên cớ mặc dù ít, bệnh nhân dễ bỏ qua; đái ra máu, đại tiện ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu âm đạo… Ngoài ra khai thác xem bệnh nhân có thấy xuất hiện hạch, u cục ở đâu không. Nhiều khi nhờ hỏi bệnh kĩ kiêu này mà phát hiện được ung thư ở thời kì tương đối sớm, giúp cho điều trị được kịp thời.

d. Trong hỏi bệnh chú ý điều tra tình hình sinh sống hiện nay, điều kiên ăn, ở, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, xã hội… Có nhiều người già ở với gia đình có điều kiện rất thuận lợi nhưng có những người phải có sự hỗ trợ của xã hội.

2.3. Nếu hỏi bệnh lần đầu ít kết quả

Nếu hỏi bệnh lần đầu ít kết quả thì cần hỏi nhiều lần khác. Trong những lần sau, thẩm tra lại những câu trả lời lần trước vì trí nhớ và khả năng tiếp thu ý kiến, khả năng diễn đạt của người già thường rất hạn chế. Khi có điều kiện thì hỏi thêm người nhà. Hỏi bệnh phải kiên nhẫn và cố gắng khách quan, có suy xét thì mới giúp ích được cho chuẩn đoán.

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger