Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết và cách điều trị
Tin tức & Sự kiện

Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết và cách điều trị

Những ngày cuối tháng 9, cả nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, cộng với tình hình thời tiết diễn biến bất lợi làm cho muỗi truyền bệnh phát triển ngày càng mạnh.

Những ngày cuối tháng 9 năm 2019, cả nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, cộng với tình hình thời tiết diễn biến bất lợi làm cho muỗi truyền bệnh phát triển ngày càng mạnh.

Thực tế từ Trung tâm Bác sĩ Gia đình Hà Nội cho thấy số mắc bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết đang tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng. Do đó cần tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết và quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống.

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người qua đường tiếp xúc hay hô hấp. Tuy nhiên, khi sống trong vùng dịch có nhiều người mắc bệnh thì khả năng lây nhiễm bệnh vẫn rất cao, mỗi người cần có những kiến thức cơ bản về loại bệnh này để có sự phòng tránh cần thiết bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

1. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

Được coi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường diễn ra ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có thể lây thành những vụ dịch lớn.

Virus Dengue thuộc chi Flavivirus gồm 4 típ D1, D2, D3, D4 không có miễn dịch chéo nên người bệnh mắc 1 trong 4 tuýp vẫn có khả năng bị mắc bệnh lại do các típ khác gây ra.

Và nguyên nhân chính truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh gây ra tình trạng lây lan bệnh dịch là do muỗi vằn. Bệnh xảy ra quanh năm ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường gia tăng vào mùa mưa. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh là gây sốt cao, phát ban, đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu hay giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

2. Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y Tế) bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua 2 đường bao gồm:

2.1. Đường lây phổ biến nhất là do bị muỗi vằn đốt

Muỗi vằn hay còn gọi là muỗi aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết khi hút máu từ người bệnh mang virus Dengue sau đó đốt người khỏe mạnh và truyền virut qua vết đốt đó.

Có 2 loại muỗi aedes với tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Trong đó, tác nhân chính gây bệnh trong các ổ dịch lưu hành là muỗi Aedes aegypti.

Muỗi Aedes (muỗi vằn) có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng, thường cư trú tại góc tối trong nhà và hay đốt người vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối. Muỗi sau khi hút máu người bệnh nhiễm virus Dengue, sẽ nhiễm virút ủ bệnh 8 đến 11 ngày. Sau đó virus cư trú đến tuyến nước bọt của muỗi mang mầm bệnh lây truyền cho nhiều người lành.

Có thể thấy, bệnh sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu qua đường muỗi vằn đốt nên diệt muỗi và bảo vệ da khỏi bị muỗi đốt là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả

2.2 Lây qua đường kim tiêm hoặc lấy máu

Dù đường lây bệnh qua đường máu và kim tiêm ít phổ biến hơn so với đường muỗi đốt nhưng để hạn chế tối đa việc lây lan thì vẫn không thể bỏ qua khả năng gây bệnh nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền cho người lành hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

2.3 Các đường lây truyền ít gặp

Lây truyền dọc: Một số trường hợp người mẹ mang virus dengue trong máu (mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con khi sinh. Bệnh có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh khi trẻ được 4-11 ngày tuổi.

Lây truyền tại bệnh viện: Virus có thể bị lây truyền qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương niêm mạc. Hoặc trường hợp người cho máu không có triệu chứng vẫn có xác suất mang virus dengue trong máu.

3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn sốt người bệnh có biểu hiện như sốt cao liên tục và đột ngột ở 39 – 40 độ C, kèm theo trạng thái đau nhức cơ khớp, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết hay nhức hai hố mắt.

Giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 đến ngày 7 của bệnh. Giai đoạn này thường xuất hiện cảm giác tức nặng ngực, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khó thở. Nặng hơn thì tràn dịch màng bụng, xuất huyết dưới da (mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn), xuất huyết ở niêm mạc (tiểu ra máu, chảy máu mũi, lợi, hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn)

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện như xuất huyết nội tạng, viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Sốt xuất huyết có thể gây nên các biến chứng nặng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

Sau 24 – 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm sẽ là giai đoạn phục hồi kéo dài 48 – 72 giờ. Người bệnh hết sốt, các chỉ số xét nghiệm dần trở về bình thường, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Xét nghiệm các chỉ số dần trở về bình thường.

4. Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế tư vấn cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt trung gian truyền bệnh như muỗi, loăng quăng, bọ gậy một cách triệt để.

Loại bỏ những nơi sản sinh muỗi như các dụng cụ chứa nước cần đậy kín, thay rửa sạch sẽ thường xuyên hoặc thả cá để diệt loăng quăng, bọ gậy.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bằng cách thu gom các vật dụng phế thải trong nhà, phát quang bụi rậm, và hạn chế các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến

Đồng thời mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống muỗi đốt như mắc màn khi đi ngủ hay thoa thuốc chống muỗi trong hoạt động hằng ngày, và tích cực phối hợp với chính quyền trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để chống dịch.

Nếu bệnh nhân sốt cao ≥ 39 độ C, cần uống thuốc hạ sốt nhưng tuyệt đối không dùng aspirin tránh tình trạng gây xuất huyết, toan máu. Trong thời gian sốt cần mặc quần áo thoáng sạch và thường xuyên lau mát người bằng nước ấm. Bù dịch bằng cách uống nước oresol (pha đúng theo hướng dẫn).

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh nên nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời ngay.

Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội là phòng khám đa khoa được đầu tư hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo phục vụ tại chỗ hầu hết các nhu cầu khám, chữa bệnh thiết yếu cho khách hàng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Liên hệ hotline 19006161 để được tư vấn chi tiết!

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger