Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và giảm tải cho bệnh viện
Tin tức & Sự kiện

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và giảm tải cho bệnh viện

Trước ý kiến của cử tri cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử đối với những người đi KCB bằng thẻ BHYT, đặc biệt là việc lạm dụng BHYT, rút ruột BHYT… Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, có một số trường hợp đã xảy ra như vậy. Mới đây, qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi thấy cử tri phản ánh có sự phân biệt đối xử giữa người khám bệnh BHYT và người khám dịch vụ. Điều này trong ngành y không chấp nhận được. Bởi vì chữa bệnh bằng hình thức nào thì đều là bệnh nhân và đều phải KCB để đạt kết quả cao nhất.

Trước ý kiến của cử tri cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử đối với những người đi KCB bằng thẻ BHYT, đặc biệt là việc lạm dụng BHYT, rút ruột BHYT…

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, có một số trường hợp đã xảy ra như vậy.

Mới đây, qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi thấy cử tri phản ánh có sự phân biệt đối xử giữa người khám bệnh BHYT và người khám dịch vụ.

Điều này trong ngành y không chấp nhận được.

Bởi vì chữa bệnh bằng hình thức nào thì đều là bệnh nhân và đều phải KCB để đạt kết quả cao nhất.

Trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” được phát trên Truyền hình Việt Nam tối ngày 27/10, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời về những vấn đề đang được công luận quan tâm là bảo hiểm y tế (BHYT), giảm tải bệnh viện (BV), nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB)…

1. BHYT thu hút rất nhiều người đến KCB

Trước ý kiến của cử tri cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử đối với những người đi KCB bằng thẻ BHYT, đặc biệt là việc lạm dụng BHYT, rút ruột BHYT…

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, có một số trường hợp đã xảy ra như vậy.

Mới đây, qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi thấy cử tri phản ánh có sự phân biệt đối xử giữa người khám bệnh BHYT và người khám dịch vụ.

Điều này trong ngành y không chấp nhận được.

Bởi vì chữa bệnh bằng hình thức nào thì đều là bệnh nhân và đều phải KCB để đạt kết quả cao nhất.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng, một số trường hợp cá biệt không thể biến thành phổ biến, bởi vì BHYT Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng kể.

Thứ nhất, thống kê năm 2012 cho thấy, số lượt người đi KCB bằng BHYT là 121 triệu lượt và tỷ lệ bao phủ BHYT trong cả nước là 68%; nguồn thu và chi cho KCB trong toàn quốc đạt từ 60 – 80% tùy theo tuyến đều từ BHYT.

Như vậy, BHYT vẫn thu hút rất nhiều người đến KCB.

Thứ hai, bảo hiểm của chúng ta là bảo hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ y tế cơ bản với mệnh giá chỉ hơn 500 ngàn đồng, nhưng những người tham gia BHYT khi KCB đã được sử dụng các kỹ thuật cao, kể cả những bệnh mạn tính như chạy thận nhân tạo, mổ tim và can thiệp tim mạch.

Những chi phí đó có thể là 100 – 200 triệu hoặc 300 – 400 triệu đồng, nhưng BHYT vẫn thanh toán.

Thứ ba, đối với những người nghèo và người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT, ví dụ như người nghèo là chi phí 100%, người cận nghèo là 70% (một số tỉnh đã chi thêm 30% mua hết BHYT cho người cận nghèo); những người cận nghèo nhưng mới thoát nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cũng được chi mua 100% thẻ BHYT.

2. Điều chỉnh viện phí góp phần làm tăng chất lượng KCB

Về vấn đề giảm tải BV liên quan đến điều chỉnh giá viện phí, nâng cao chất lượng KCB, tại chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh:

Hiện nay, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế thực chất có 3/7 yếu tố để tạo thành giá.

Trong 3 yếu tố đó thì mới tính từ 60 – 90% chứ chưa phải đã tính hết 100% của 3/7 yếu tố đó.

Cho nên, khi điều chỉnh giá dịch vụ thì không thể nào cơ sở vật chất tăng lên ngay được và cũng không thể nào giảm tải được BV.

Nhưng điều đó giúp cho người dân tham gia BHYT không phải trả thêm tiền túi của mình như tiền khám bệnh, tiền giường bệnh và một số chi phí về thuốc, vật liệu tiêu hao.

Như vậy cũng là làm tăng chất lượng KCB hơn thay vì bỏ tiền túi .

Điều thứ hai là Bộ chỉ đạo các BV trích 15% của các phần thu điều chỉnh giá dịch vụ này để cải tạo các khoa KCB như: tăng thêm bàn khám, dùng công nghệ thông tin để giảm các thủ tục và cải cách hành chính để giảm thời gian chờ đợi tối đa.

So với trước đây, một số BV, kể cả tuyến địa phương đã thay đổi hẳn bộ mặt Khoa Khám bệnh như có ghế ngồi, quạt, có thẻ điện tử và thời gian chờ đợi giảm hẳn.

Một giải pháp nữa được Bộ trưởng cho biết, muốn giảm tải thì phải tăng số giường bệnh và mở thêm BV.

Chính phủ đã thông qua quyết định về Đề án giảm tải BV.

Đồng thời, đã hỗ trợ xây các BV mới ở huyện và các BV tuyến tỉnh ở vùng khó khăn là tăng thêm số giường bệnh.

Tuyến Trung ương thì bằng nguồn đầu tư và phát triển, Bộ Y tế đã đầu tư thêm BV K cơ sở 3 ở Tân Triều, BV Nội tiết cơ sở mới, xây thêm tòa nhà ung bướu BV Chợ Rẫy, xây thêm tòa nhà mới của BV Da liễu, đồng thời sẽ xây thêm tòa nhà mới của BV Lão khoa, mở mang mới thêm các khoa khám bệnh, buồng bệnh trong các BV…

Gần đây nhất là quyết định của Chính phủ dành khoảng 20 nghìn tỷ đồng để xây mới những cơ sở 2 của các BV ở tuyến cuối cho 5 chuyên khoa quá tải tại Hà Nội và TP.HCM với qui mô khoảng ngàn giường trở lên, hiện đại.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Muốn làm được những việc này phải thực hiện không dưới 3 năm và để chờ những kết quả đó phải có thời gian.

Giải pháp giảm tải tiếp theo được coi giải pháp căn cơ, cơ bản, lâu dài và đã được ngành y tế triển khai là xây dựng mạng lưới BVvệ tinh của 5 chuyên khoa quá tải.

Đồng thời, tăng cường thí điểm mạng lưới bác sĩ gia đình để chăm sóc những bệnh đơn giản, thông thường mà không cần phải đến BV.

Cũng về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ Y tế sẽ trình Ban Cán sự Đảng, Chính phủ và Bộ Chính trị “Đề án về y tế cơ sở”; trong đó xây dựng chuẩn về trạm y tế quốc gia mới.

Theo chuẩn đó thì bệnh nhân khám BHYT rất yên tâm vì hiện nay 40% bệnh nhân đã khám bệnh ở trạm y tế xã với những bệnh đơn giản, thông thường nhưng chất lượng cao.

Ngoài ra thì một chương trình truyền thông để phòng chống các bệnh không nhiễm khuẩn như phòng chống tác hại thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng giúp phòng bệnh và giảm bớt quá tải.

Đây cũng là một biện pháp lâu dài, cơ bản mà đất nước nào cũng phải thực hiện…

Các dịch vụ chính mà chúng tôi đang cung cấp:

  • Điều dưỡng và chăm sóc tại nhà
  • Khám bệnh qua điện thoại
  • Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà
  • Dịch vụ lấy máu tại nhà
  • Xét nghiệm máu tại nhà

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI

Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội

Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com

Điện thoại: 024 35 430 430

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger