Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Tin tức & Sự kiện

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ.

Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả người mẹ và thai nhi.

1. Bệnh thường gặp khi mang thai – vì sao?

Đường niệu của người mang thai có những đặc điểm không bình thường do khối lượng tử cung lớn chèn ép vào bàng quang và niệu quản gây giãn niệu quản, ứ đọng nước tiểu hoặc giãn đài bể thận do sự trào ngược nước tiểu.

Nước tiểu ứ đọng gây giảm độ đặc, có hiện tượng chuyển ngược dòng bàng quang – niệu quản, lượng đường trong nước tiểu tăng, progestin và estrogen niệu tăng…

Đây là những yếu tố thuận lợi gây NKTN khi mang thai.

Nhiễm khuẩn tiết niệu xảy ra khi các vi sinh vật ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản.

Hầu hết các NKTN do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm), nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đây, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang, lan đến bể thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận.

2. Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai

a. Thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng

Vi khuẩn mới khu trú ở niệu đạo nên thường không gây triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể cảm nhận được. Nếu qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu được coi là NKTN. Tuy là thể bệnh không có biểu hiện lâm sàng, nhưng có khoảng gần 10% người mang thai gặp trường hợp này.

Vì thế, ngay từ lần khám thai đầu tiên phải bắt buộc cấy nước tiểu và sau đó từ tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ phải xét nghiệm lặp lại để tìm vi khuẩn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang cấp (30%) hay viêm đài – bể thận cấp (50%). Ngoài ra, cũng có thể đưa đến tình trạng thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân, sinh non …

b. Thể viêm bàng quang:

Đái buốt, đái dắt, có khi đái ra máu mủ cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

c. Thể viêm thận – bể thận cấp

Đây là thể nặng nhất trong các bệnh NKTN. Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39oC – 40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận – bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp…; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non…

Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận – bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài.

3. Điều trị có khó không?

Vấn đề khó khăn trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu cho thai phụ là ở chỗ, nhiều người coi thường, bệnh không được phát hiện điều trị sớm, lạm dụng kháng sinh, dùng không có hướng dẫn của bác sĩ, không có liều lượng, tuỳ hứng khiến tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với các kháng sinh thông dụng ngày càng cao. Khi đó, việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang cấp, sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai. Khi tìm thấy vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh cho đến lúc hết nhiễm khuẩn.

Khác với viêm bàng quang ở người không mang thai chỉ dùng kháng sinh 3 ngày là có hiệu quả, người mang thai phải dùng kháng sinh tới 10 ngày (có thể do khi mang thai, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển, trong khi cơ thể thì giảm sức đề kháng với vi khuẩn). Nếu điều trị ngắn ngày, bệnh sẽ dễ bị tái phát, khi đó sẽ phải dùng kháng sinh liều cao hơn.

Kháng sinh thường dùng là ampicilin, erythromycin.

Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc (khoảng 30% E. Coli kháng thuốc) thì dùng amoxycillin + acid clavulanic hay cephalexin hay nitrofurantoin.

Các kháng sinh dưới đây tuy có tác dụng mạnh đối với vi khuẩn nhưng khuyến cáo không nên dùng vì có hại cho thai nhi như: tetracyclin gây hại xương và mầm răng của thai (từ tháng thứ tư), gây dị tật ở ngón chân, ngón tay. Fluoroquinolon gây thoái hóa sụn khớp chịu lực, tuy chưa có đầy đủ thông tin thuốc gây tác hại đối với thai nhi.

Bactrim (trimethoprim+ sulfamethoxazol) với bà mẹ sẽ gây tổn thương nặng đến công thức máu, gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, có thể gây suy thận, suy gan nặng và tất cả những ảnh hưởng trên bà mẹ đều có ảnh hưởng không lợi cho thai (nhất là 3 tháng đầu thai kỳ), thậm chí có thể gây khuyết tật thai (do thiếu acid folic).

Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không… Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh NKTN nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

Kháng sinh thường dùng là dạng tiêm tĩnh mạch cefazolin hoặc gentamycin kết hợp với ampicillin hoặc ceftriaxon.

Kháng sinh được dùng ngay từ khi có biểu hiện lâm sàng rõ mà không chờ kết quả xét nghiệm, dùng liên tục cho đến khi hết sốt. Trừ một số trường hợp đặc biệt, còn đa số người bệnh đáp ứng và có hiệu quả sau 24 – 48 giờ.

Nếu trường hợp đặc biệt (bị kháng thuốc hay có dị dạng đường niệu) thì cần dùng các biện pháp giải quyết nguyên nhân, cần chuyển lên tuyến, nơi có đủ điều kiện.

Sau khi khỏi, có thể dùng cephalexin hoặc nitrofurantoin hàng ngày trong một thời gian nữa để tránh tái phát.

4. Phòng bệnh như thế nào?

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần.

Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện, nên vệ sinh từ trước ra sau dưới vòi nước.

Ngoài ra cần uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu nguy hại cho bà mẹ (gây tăng huyết áp – tiền sản giật, thiếu máu, viêm ối, có thể sinh non, bị choáng nhiễm khuẩn), nguy hại cho thai (làm thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân và có thể bị sinh non).

Do vậy, cần được điều trị tích cực.

Với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng, cần chú ý đến việc thăm khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.

Với nhiễm khuẩn tiết niệu có viêm bàng quang cấp hay viêm đài – bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.

Các dịch vụ chính mà chúng tôi đang cung cấp:

Điều dưỡng và chăm sóc tại nhà

Khám bệnh qua điện thoại

Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

Dịch vụ lấy máu tại nhà

Xét nghiệm máu tại nhà

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI

Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội

Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com

Điện thoại: 024 35 430 430

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger