Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI
Khoa nội

NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI

Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.  

    Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.  

I. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

     Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp khi có viêm ở niệu đạo hoặc bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn đã vào tới bể thận và tổ chức kẽ thận thì được gọi là viêm thận – bể thận.

II. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  •    Nguyên nhân do nấm, lao, lậu cầu và các vi khuẩn khác
  •    Một số yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn tiết niệu như: sỏi, u thận tiết niệu, dị dạng thận niệu quản, u tiền liệt tuyến lành hoặc ác tính và các khối u khác từ bên ngoài chèn ép gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tế bào biểu mô đường niệu. Ngoài ra thận đa nang, đái tháo đường, thai nghén cũng là những yếu tố thuận lợi khác.

III.  Triệu chứng nhận biết

  1. Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu thấp.

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, có thể đái ra máu, mủ.
  • Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang.
  • Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.

  2. Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu cao.

      Viêm thận – bể thận cấp tính: triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ với biểu hiện tại chỗ là tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có máu hoặc mủ.
     
Nếu nhiễm khuẩn theo đường máu thì có thể triệu chứng viêm thận – bể thận lại xuất hiện đầu tiên:

  • Xuất hiện đau hông lưng một bên hoặc cả hai bên, cảm giác tức nặng âm ỉ hoặc đau quặn nhiều, tăng khi vỗ tại vùng thận.
  • Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
  • Trường hợp nặng bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn: mạch nhanh nhỏ, khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp thấp hoặc không đo được.

III. Điều trị

Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.
         
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác trong bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm:

  • Uống nhiều nước thường trên 1,5 lít/ ngày, hạ sốt giảm đau, nâng cao thể trạng.
  • Điều trị các yếu tố thuận lợi như điều trị sỏi tiết niệu (uống thuốc tan sỏi, tán sỏi qua siêu âm, phẫu thuật lấy sỏi…), điều trị u phì đại lành tính tiền liệt tuyến, điều trị các dị dạng đường niệu, điều trị các bệnh kèm theo.
  • Điều trị các biến chứng của bệnh như suy thận, thiếu máu, tăng huyết áp…

Tóm lại nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh khá thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.
   
Hãy gặp ngay bác sĩ khi bạn có những biểu hiện nêu trên để được điều trị kịp thời.


 Family doctor 
Hoàng Thị Mai Phương

 
 Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 04 35 430 430   Holine: 1900 61 61

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger