Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
MỆT MỎI
Khoa nội

MỆT MỎI

Các nghiên cứu ở cộng đồng cho thấy có tới 14 đến 42% số người được điều tra có biểu hiện mệt mỏi với các mức độ khác nhau. Trên thực tế chỉ một phần nhỏ số đó đến bác sĩ để khám.

Các nghiên cứu ở cộng đồng cho thấy có tới 14 đến 42% số người được điều tra có biểu hiện mệt mỏi với các mức độ khác nhau. Trên thực tế chỉ một phần nhỏ số đó đến bác sĩ để khám.

Bác sĩ gia đình phải giúp những người này đối mặt với mệt mỏi, kiểm soát được nó và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

1. Nguyên nhân gây mệt mỏi là gì?

  • Những bệnh nhân có các rối loạn tâm lý sẽ tăng nguy cơ mệt mỏi
  • Mệt mỏi là dấu hiệu trong phức hợp biểu hiện của hội chứng trầm cảm
  • Rối loạn cảm xúc

2. Nguyên nhân thực thể?

  • Bệnh nhân bị mệt do: Đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi..
  • Do dung thuốc: thuốc giảm đau, thuốc hướng thần, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc kháng sinh..
  • Bệnh mô liên kết: thấp khớp, lupus ban đỏ, bệnh ác tính, suy giáp..

3. Nguyên nhân do lối sống

Thường gặp ở nhóm thanh niên hoặc người trung tuổi do hoạt động thể lực quá sức, nghỉ ngơi không đủ, ngủ không ngon giấc, ngủ quá ít, ô nhiễm tiếng ồn, quá nóng hoặc quá lạnh.

4. Đánh giá mệt mỏi như thế nào?

a. Nên tập trung khai thác tiền sử, bệnh sử về các yếu tố tâm lý xã hội, nghề nghiệp lối sống.


 


b. Khám lâm sàng



Toàn trạng: tìm dấu hiệu sốt, sụt cân (gặp trong các bệnh nhiễm trùng, ung thư, bệnh phổi mãn tính)


Khám hệ cơ – xương: tìm các biểu hiện của bệnh mô liên kết.

Sờ tuyến giáp, khám da, phản xạ gần xung để tìm biểu hiện của suy giáp.

Khám tìm hạch to, lách to…

Làm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Công thức máu
  • Máu lắng
  • Đường máu
  • TSH
  • Điện giải đồ

Và dựa trên các yếu tố nguy cơ để thêm các chỉ định phù hợp

5. Điều trị mệt mỏi như thế nào?

Trong mỗi trường hợp, thầy thuốc cần giải thích đầy đủ cho người bệnh về chế độ chăm sóc tiếp theo và cùng người bệnh thống nhất kế hoạch đó.

Đối với người bệnh mệt mỏi mãn tính thì việc đề ra chiến lược này sẽ khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt động nhằm thay đổi thể chất, tinh thần để giúp người bệnh tự kiểm soát được bản thân, tự tin vào bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của những lần thăm khám tiếp theo để người bệnh yên tâm và nhận được sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè.
 

Family Doctor Hoàng Mai Phương

Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 04 35 430 430   Holine: 0123 44 55 866

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger