Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Không tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ
Tin tức & Sự kiện

Không tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ

Không tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ

Gần đây, tại các phòng khám chuyên khoa mắt, bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám gia tăng. Đau mắt đỏ lây lan thành dịch (còn gọi là đau mắt dịch hay viêm kết mạc do virut). Bệnh thường lành tính và có xu hướng tự khỏi trong 7 đến 10 ngày. Để điều trị đau mắt đỏ cần nhỏ nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần trong ngày.

Các thuốc kháng sinh như gentamycin, tobramycin hay neomycin… chỉ dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn và phải có đơn của bác sĩ .

Cần lưu ý, khi sử dụng các kháng sinh nhỏ mắt có thể gặp những nguy cơ như mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc, tổn hại do độc tính của thuốc (một số thuốc kháng sinh gây độc thị thần kinh với biểu hiện nhìn mờ), gây kháng thuốc và thay đổi cân bằng vi sinh vật tại mắt.

Sự thay đổi vi khuẩn chí ở kết mạc thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh tra nhỏ mắt kéo dài làm tăng sinh nấm ở túi kết mạc.

Các thuốc corticoid được sử dụng điều trị các tổn thương viêm và dị ứng ở mắt rất có hiệu quả.

Đây cũng là thuốc được sử dụng khá phổ biến, thường xuyên và tỏ ra hiệu quả trong điều trị các bệnh mắt.

Tuy nhiên mặt trái của thuốc này là gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho toàn thân cũng như tại mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu dùng không đúng chỉ định hoặc thiếu thận trọng.

Tai biến tại mắt thường gặp nhất là làm giảm khả năng đề kháng của mắt với các nhiễm khuẩn nên dễ mắc bệnh, nhất là nhiễm nấm và virut, gây chậm liền vết thương, đục thủy tinh thể.

Đặc biệt khi tra corticoid kéo dài sẽ gây tăng nhãn áp (glaucoma do corticoid), một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù điều trị sỏi thận hiệu quả. Mức độ tăng nhãn áp phụ thuộc vào từng loại corticoid. Ví dụ, dexamethason hoặc betamethason gây tăng nhãn áp nhiều hơn các loại khác.

Không tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ 1

Người bệnh đau mắt đỏ cần đi khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Chuyên khoa mắt. Ảnh: Nam Phương

Các thuốc corticoid dùng trong nhãn khoa được bào chế dưới dạng thuốc nước, thuốc mỡ, dịch treo ở dạng đơn lẻ như prednisolon, dexamethason, hydrocortisone hoặc phối hợp với kháng sinh như polydexa (polymycin phối hợp với dexamethason) hay phối hợp giữa prednisolon với gentamycin…

Khi sử dụng các thuốc có chứa corticoid, hiện tượng viêm, dị ứng tại mắt sẽ giảm nhanh chóng…

Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ trong nhân dân nhiều người đã tự ý mua các thuốc có chứa corticoid này về dùng, thấy hiệu nghiệm, thậm chí mắt khỏi rồi còn dùng làm thuốc tra nhỏ thường xuyên rồi mách bảo nhau nên nhiều trường hợp đã bị tai biến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa do dùng các thuốc này kéo dài.

Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua các thuốc có chứa corticoid về tra, nhỏ.

Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định và dùng trong các trường hợp cụ thể…

Dược sĩ Hoàng Thu

Các dịch vụ chính mà chúng tôi đang cung cấp:

Điều dưỡng và chăm sóc tại nhà

Khám bệnh qua điện thoạ

Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

Dịch vụ lấy máu tại nhà

Xét nghiệm máu tại nhà

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI

Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội

Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.comĐiện thoại: 024 35 430 430

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger