Hội chứng trầm cảm ở tuổi già
Trầm cảm ko phải là vấn đề bình thường ở người cao tuổi. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người già.
Trầm cảm ko phải là vấn đề bình thường ở người cao tuổi. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người già.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi già.
Người cao tuổi thiếu sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của gia đình, xã hội.Tiền sử gia đình từng có người bị rối loạn trầm cảm.Cuộc sống căng thẳng, thiếu thốn.Những người cao tuổi phải trải qua những chấn động tâm lý như: mất đi người thân, bạn bè hoặc nghỉ hưu….là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của họ.Người cao tuổi thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, sự lão hóa và cả sự cô đơn.
Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi.
Về thể chất:
- Cơ thể hoạt động chậm chạp, má thóp.
- Ăn mặc lôi thôi, ngại tắm rửa.
- Không còn quan tâm đến các sở thích hàng ngày.
- Trơ ì mặc kệ tất cả.
Về tinh thần:
- Mất ngủ, hay u buồn, quát mắng, bực dọc.
- Mệt mỏi, dễ bị tủi thân.
- Quá lo lắng về sức khỏe của mình hoặc là về cảm xúc.
- Người bệnh thường có cảm giác buồn chán, các nếp nhăn ở má hằn sâu, có một chút hoảng hốt, lo lắng. Cảm xúc lo âu thường đi kèm với biểu hiện đòi hỏi, than vãn, kể lể, có khi lên cơn hoảng sợ, cơn khó thở, tim đập nhanh, tăng huyết áp…
- Bệnh nhân thường ngồi trầm tư, suy nghĩ và cũng rất dễ mủi lòng, khóc lóc.
- Đôi khi ủ rũ bùng nổ, sau đó lại thành ủ rũ nhanh chóng.
Về tư duy:
- Suy nghĩ chậm chạp, nội dung đơn điệu. Thường nghiền ngẫm những câu chuyện trong quá khứ hoặc hiện tại.
- Có những ý nghĩa bi quan, sợ không chữa khỏi bệnh, sợ làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Cảm giác vô giá trị hoặc cảm giác tội lỗi, cảm nhận bản thân là người thừa , là vô ích.
- Trong trường hợp trầm cảm nghiêm trọng, trầm cảm nặng thì có suy nghĩ đến cái chết hoặc hành vi tự sát.
Cách phòng bệnh trầm cảm.
Xây dựng môi trường sống thoải mái, để người cao tuổi có thể hòa nhập với cộng đồng, có những người bạn.Luôn luôn kết nối, lắng nghe và chia sẻ với người cao tuổi.Người cao tuổi cần được chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần.Người già cần được giải phóng những năng lượng tiêu cực như đi dã ngoại, đi chơi, thăm bà con bạn bè, tham gia các hội có cùng sở thích, tham gia các lớp học hát,….Thường xuyên tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kỳ.Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.
Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, người cao tuổi cần được điều trị sớm và chăm sóc một cách kịp thời. Người cao tuổi cần tuân thủ chương trình khám tâm lý thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.Phần lớn người cao tuổi nhận thấy những triệu chứng của mình được cải thiện sau khi điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, trị liệu tâm lý, hoặc phối hợp cả hai phương pháp trên.
Bác sĩ gia đình FDC – Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo
Thông tin liên hệ:
BÁC SĨ GIA ĐÌNH FDC
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 024 35 430 430 hoặc 1900 61 61
Tìm hiểu thêm về bệnh Parkinson:
https://bacsigiadinhhanoi.vn/mot-so-dieu-can-biet-ve-benh-parkinson