Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
LOÃNG XƯƠNG
Tin tức & Sự kiện

LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là bệnh của xương. Nó xảy ra khi bạn mất quá nhiều xương, khi cơ thể không tạo ra đủ xương, hoặc cả hai. Điều này được gọi là mất khối lượng xương.

Loãng xương là bệnh của xương. Nó xảy ra khi bạn mất quá nhiều xương, khi cơ thể không tạo ra đủ xương, hoặc cả hai. Điều này được gọi là mất khối lượng xương.

Theo thời gian, mất khối lượng xương làm xương suy yếu và làm xương dễ gãy sau khi tổng khối lượng xương đạt đỉnh (thường trong độ tuổi giữa 20).

1. Loãng xương là gì ?

Loãng xương là bệnh của xương. Nó xảy ra khi bạn mất quá nhiều xương, khi cơ thể không tạo ra đủ xương, hoặc cả hai. Điều này được gọi là mất khối lượng xương. Theo thời gian, mất khối lượng xương làm xương suy yếu và làm xương dễ gãy.
Sau khi tổng khối lượng xương đạt đỉnh (thường trong độ tuổi giữa 20 của bạn). Tất cả người lớn bắt đầu bị mất dần xương.
Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương hơn nam giới do một số yếu tố. Phụ nữ có khối lượng xương thấp hơn, có xu hướng sống lâu hơn và tốc độ mất xương tăng tốc sau khi mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm. Mất xương nhanh hơn cũng có thể xảy ra nếu cả 2 buồng trứng bị phẫu thuật cắt bỏ.
 

2. Những dấu hiệu của chứng loãng xương là gì?

Bạn không thể biết bạn bị loãng xương cho đến khi bạn có dấu hiệu nghiệm trọng. Dấu hiệu bao gồm thường xuyên gãy xương, đau lưng hoặc gù gập người lại. Bạn cũng có thể bị loãng xương cột sống sớm hơn khi xương đã bị mất đi nhiều canxi.
 

3. Nguyên nhân gây loãng xương ?

Xương của bạn được tạo ra từ cột sống, phát triển mô và thay đổi theo độ tuổi. Vào độ tuổi giữa 20 xương của bạn đạt đến khối lượng xương tối đa nghĩa là khối lượng xương của bạn đang ở mức cao nhất. Sau khi khối lượng xương đạt đỉnh, tất cả người lớn bắt đầu bị mất dần khối lượng xương.

Loãng xương xảy ra nếu bạn mất quá nhiều xương (giảm khối lượng xương).
 

4. Các yếu tố nguy cơ cho bệnh loãng xương là gì?

Yếu tố nguy cơ không kiểm soát được :

  • Là phụ nữ: phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương hơn nam giới.
  • Tuổi: tuổi càng cao nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
  • Chủng tộc: da trắng và người châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương hơn.
  • Di truyền: bạn có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương hơn nếu trong gia đình có nhiều người loãng xương.
  • Mãn kinh: giảm hormone thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ loãng xương. Điều này rất đúng với những phụ nữ mãn kinh sớm (trước tuổi 45)
  • Khung cơ thể: nhưng người có khung xương mỏng nhỏ có nhiều khả năng phát triển bệnh loãng xương.

Các yếu tố rủi ro kiểm soát được:

  •  Không hấp thu đủ canxi và viatmin D
  •  Lối sống ít vận động
  •  Hút thuốc lá
  •  Lạm dụng rượu
  •  Rối loạn ăn uống như chán ăn,tâm thần
  •  Sự mất cân bằng nội tiết như giảm estrogen hoặc testosterone hoặc quá nhiều hormone tuyến giáp.
  •  Sử dụng một số thuốc,sử dụng lâu dài corticoid,sử dụng lâu dài thuốc giảm axit trong dạ dày.

 
Bạn có thể thực hiện các bước để giảm yếu tố nguy cơ của bạn. Nói chuyện với bác sĩ gia đình của bạn về các yếu tố nguy cơ của bạn.
 

5. Làm thế nào để chẩn đoán loãng xương?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh loãng xương hoặc bạn là phụ nữ tuổi từ 65 trở lên. Bác sĩ đề nghị bạn đo mật độ xương. Xét nghiệm thông thường đo mật độ xương gọi là hấp thu tia X năng lượng kép (DEXA). Xét nghiệm này đo mật độ xương ở hông, cột sống và cổ tay đó là những nơi có khả năng bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương.
 

6. Cần bao nhiêu canxi?

Trước khi mãn kinh, bạn cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày nếu bạn đang dùng estrogen và 1500mg canxi mỗi ngày nếu bạn không dùng estrogen. Bạn cũng nên dùng 800UI viatmin D mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thu canxi.
Tốt nhất là bạn có được canxi từ thực phẩm bạn ăn như sữa ít béo, đậu nành, cà hồi, hoa quả, lơ xanh…
Nếu bạn không nhận đủ canxi từ thực phẩm bạn ăn, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống bổ sung canxi. Uống canxi sau bữa ăn.
 

7. Thế nào là bệnh loãng xương được điều trị ?

Điều trị loãng xương bắt đầu bằng những thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn.
Bác sĩ gia đình sẽ gợi ý những cách có thể thêm canxi qua thức ăn, nước uống và uống bổ sung canxi. Bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn dùng thêm vitamin D
Bác sĩ khuyên bạn tăng hoạt động thể chất, ngừng hút thuốc và tránh uống quá nhiều rượu.
Có các loại thuốc có thể điều trị loãng xương? Hãy hỏi bác sĩ gia đình của bạn:
Biophosphonates
Calcitonin
Raloxifene
Teriparatide
 

8. Làm thế nào để ngăn ngừa loãng xương?

Để giúp cho xương chắc khỏe khi bạn già đi, bạn cần nhận đủ canxi, viatmin D và tập thể dục thường xuyên.
Calcium
Phụ nữ dưới 50 tuổi và đàn ông dưới 70 tuổi cần 1.000 mg canxi mỗi ngày.
Phụ nữ trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi cần 1.200 mg canxi mỗi ngày.
Tốt nhất là nên bổ sung canxi từ thực phẩm như sữa, đậu nành, cá hồi, rau xanh.
Bác sĩ gia đình có thể đề nghị bạn uống bổ sung canxi, vitamin D. Bạn có thể nhận được viatmin D từ ánh sáng mặt trời, thực phẩm hoặc uống bổ sung.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp xương chắc khỏe, để giúp ngăn ngừa loãng xương, bắt đầu tập thể dục khi bạn còn trẻ và tiếp tục tập trong suốt cuộc đời. Ngay cả khi bạn già đi không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tập thể dục. Bác sĩ gia đình sẽ cho bạn lời khuyên nên bắt đầu tập thể dục như thế nào một cách an toàn.
 

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

HAPPY BIRTHDAY FDC

09/07/2024
24/06/2024 - ngày mà FDC bước sang một tuổi mới và cuộc hành trình phát triển vẫn cứ tiếp diễn mỗi ngày.

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN MỠ MÁU

12/06/2024
CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN MỠ MÁU

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.
Hotline Zalo Facebook Messenger