Cơn hoảng sợ có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Cơn hoảng sợ có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Ai trong chúng ta cũng có lúc bị giật mình hoảng sợ, đó là trạng thái sợ hãi tột cùng, có thể gây ra các phản ứng bất lợi cho sức khỏe.
Cơn giật mình hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, ở người trưởng thành nó là nguyên nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến tim mạch.
Theo một nghiên cứu của Mỹ thì các triệu chứng của một cơn hoảng sợ như mạch đập nhanh, khó thở, run rẩy, đổ mồ hôi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa… có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Có 10 – 20% số người Mỹ bị một vài cơn hoảng sợ trong đời.
Nghiên cứu của Công ty Dược phẩm GlaxoSmith theo dõi 3.242 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh trong 5 năm thấy rằng: những phụ nữ đã từng trải qua những cơn hoảng sợ trong 6 tháng trước có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não trong 5 năm sau. Trong đó có 41 người bị nhồi máu cơ tim hoặc tử vong do đau tim, 40 người bị tai biến mạch máu não.
Các yếu tố làm dễ mắc bệnh
Bạn có thể tập thư giãn theo cách đơn giản như sau: nằm ngửa ở tư thế thoải mái duỗi tay chân và nhắm nhẹ mắt lại. Tưởng tượng mình đang thư giãn, lần lượt niệm các câu nói: phía sau “đỉnh đầu, gáy, vai, lưng mông giãn… giãn… giãn”. Phía trước “đỉnh đầu, mặt, cổ, ngực, bụng giãn… giãn… giãn”. “Cánh tay, cẳng tay trái (phải) giãn… giãn… giãn”.
Ðùi, cẳng chân trái (phải) giãn… giãn… giãn”. “Toàn thân tôi nặng quá”. “ Toàn thân tôi nóng râm ran…” Và bạn nằm yên thư giãn từ 15- 30 phút. Ở chỗ nào bạn thấy căng thẳng thì bạn hãy tưởng tượng nó đang giãn ra thật thoải mái. Trong khi đó bạn thở chậm, đều và sâu. Kết thúc buổi tập, bạn dùng ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn vuốt lông mày 10 lần, vuốt hai mi mắt 10 lần, xoa nóng mặt lên rồi từ từ ngồi dậy.
Đến nay y học vẫn không biết rõ điều gì gây ra cơn giật mình hoảng sợ. Người ta cho rằng yếu tố di truyền, stress và tác nhân sinh hóa có thể có vai trò gây bệnh. Một người dễ bị cơn giật mình hoảng sợ nếu họ có người thân bị bệnh này.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng phản ứng chạy trốn hoặc chống trả tự nhiên của cơ thể trước mối nguy hiểm có liên quan mật thiết đến cơn hoảng sợ xảy ra sau đó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: tim và nhịp thở của con người nhanh hơn khi chúng ta phải đối mặt với tình huống đe dọa đến tính mạng và các phản ứng tương tự cũng xảy ra trong cơn hoảng sợ.
Dấu hiệu đột ngột và nguy cấp
Có thể trong đời, bạn hoặc người thân của bạn đã từng bị một cơn hoảng sợ, nhưng bạn không biết đó là bệnh hoặc đã quên sự kiện này.
Cơn hoảng sợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Khi bạn ở một mình, hay ở với người khác, tại nhà riêng hoặc nơi công cộng.
Có khi cơn hoảng sợ đánh thức bạn từ giấc ngủ ngon.
Đột nhiên, tim của bạn đập nhanh, mặt bạn nóng bừng và hơi thở dồn dập.
Bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, không kiểm soát được.
Có khi bạn còn cảm thấy mình sắp chết đến nơi. Cơn hoảng sợ xảy ra đột ngột, đạt đỉnh điểm trong 10 phút và kéo dài khoảng nửa giờ.
Tuy nhiên trên thực tế các cơn hoảng sợ có nhiều biến thể, có cơn kéo dài hàng giờ, thậm chí suốt ngày.
Một cơn hoảng sợ có thể gồm ít hay nhiều các triệu chứng sau đây:
Tự nhiên thấy chóng mặt, vã mồ hôi, run, nhịp tim nhanh, thở gấp, đau ngực, nghẹt cổ, khó nuốt, ớn lạnh hay bốc hỏa, buồn nôn, co rút bụng.
Nhiều người cho rằng họ đang bị cơn đau tim và tức tốc chạy đến phòng cấp cứu.
Trong khi một số người khác lại cố bỏ qua các triệu chứng, không thừa nhận là mình đang bị cơn hoảng sợ.
Hậu quả từ các cơn hoảng sợ
Cơn hoảng sợ có thể gây tàn phế và hủy hoại thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.
Vì lo sợ các cơn hoảng sợ tái phát mà người bệnh ở trong trạng thái sợ hãi nối tiếp sợ hãi.
Đối với trẻ em, cơn hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ.
Do lo lắng xảy ra cơn hoảng sợ mà nhiều trẻ không đi học, hoặc không dám ra khỏi nhà để tránh những tình huống mà trẻ sợ sẽ xảy ra cơn hoảng sợ.
Nguy hiểm nhất là cơn hoảng sợ làm tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử, nghiện rượu và ma túy ở người bệnh.
Đối phó với cơn hoảng sợ
Điều trị cơn hoảng sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm (loại thuốc này cũng có hiệu quả phòng ngừa các cơn tái phát), thuốc làm giảm lo âu.
Liệu pháp hành vi ý thức là bác sĩ giúp bạn hiểu đúng hơn về cơn hoảng sợ và cách đối phó với chúng
Bạn được biết nguyên nhân gây ra cơn hoảng sợ và các yếu tố làm cho bệnh nặng thêm.
Đồng thời bạn cũng được biết cách đối phó với lo âu, như dùng các kỹ thuật thở và thư giãn.
Bạn có thể học cách thư giãn qua các kỹ thuật như thiền, khí công, thư giãn cơ…
Trạng thái thư giãn không những giúp bạn thoát khỏi những căng thẳng của công việc hằng ngày, mà còn tạo cho bạn ý thức tích cực và hài lòng, cảm giác thư thái trong tâm hồn.
Thư giãn làm giảm đau đầu, lo âu, tăng huyết áp, khó ngủ, thở gấp, nghiến răng.
Các hoạt động nghỉ ngơi và giải trí cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng rất tốt.
Bạn hãy tìm các hoạt động khiến bạn thoải mái dễ chịu như nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, hài kịch, tắm nước nóng…
Các dịch vụ chính mà chúng tôi đang cung cấp:
- Điều dưỡng và chăm sóc tại nhà
- Khám bệnh qua điện thoại
- Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà
- Dịch vụ lấy máu tại nhà
- Xét nghiệm máu tại nhà