Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
CHỨNG HÔI MIỆNG
Khám bệnh từ xa

CHỨNG HÔI MIỆNG

Hôi miệng (Halitosis) là hiện tượng xuất hiện mùi khó chịu trong hơi thở. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng và cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

Hôi miệng (Halitosis) là hiện tượng xuất hiện mùi khó chịu trong hơi thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng và cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

1. Những nguyên nhân nào gây ra chứng hôi miệng ?

Hầu hết « thủ phạm » gây hôi miệng là các mẩu thức ăn còn dính xót lại trong miệng, giữa các kẽ răng, xung quanh nướu (lợi) và trên lưỡi.

Nếu bạn ko vệ sinh kĩ như đánh răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên thì mẩu thức ăn này sẽ bị phân hủy.

Thức ăn bị phân hủy sẽ gây ra mùi khó chịu trong miệng cũng như trong hơi thở của bạn.

Ngoài ra, thức ăn này cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, các chủng vi khuẩn này sẽ gây ra các bệnh lý về lợi (hay còn gọi là viêm lợi) – một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.



Bên cạnh đó, các loại thức ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Ví dụ điển hình nhất về thức ăn và đồ uống gây ra chứng hôi miệng là hành, tỏi, phô mai, thịt hun khói, nước cam ép, soda và đa số các loại gia vị.

Khi thức ăn đã được tiêu hóa thì tinh chất của chúng sẽ đi vào dòng tuần hoàn máu và một phần được đưa vào phổi.

Mùi hôi trong hơi thở chỉ mất đi khi toàn bộ lượng thức ăn và tinh chất đó được thải ra ngoài cơ thế.



Ngoài ra, chứng hôi miệng còn là một biểu hiện khác của các vấn đề về sức khỏe.

Viêm xoang, viêm phổi mạn tính, các bệnh về gan thận và tiểu đường đều là những điều kiện thuận lợi để chứng hôi miệng tồn tại.


Hơn nữa, chứng hôi miệng cũng có thể là một trong các dấu hiệu của các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như viêm loét dạ dày hoặc chứng dạ dày trào ngược.


Cuối cùng phải kể đến các chất kích thích như cafe, thuốc lá, thức uống có cồn…chúng đều là những « thủ phạm » thường gặp gây ra hôi miệng.

Các chất kích thích có thể làm cho tuyến nước bọt hoạt động hạn chế và gây khô miệng, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu khi bạn thở ra.
 

2. Tôi có thể làm gì để phòng ngừa chứng hôi miệng ?

Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày và nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.

Bạn nên đánh răng theo tiêu chí 3-3-3 (3 lần mỗi ngày – mỗi lần 3 phút – chiều dài kem đánh răng lấy ra trên bàn chải là 3cm) và đánh răng đúng cách.

Đánh răng đúng cách sẽ giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các bề mặt của răng sạch sẽ, thức ăn được lấy đi triệt để nhất, ngay cả trên đường viền lợi.

Hơn nữa, mỗi lần đánh răng bạn nên dành chút thời gian để vệ sinh bề mặt lưỡi vì đó cũng là nơi dễ  bám cặn thức ăn và gây hôi miệng.

Dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên, tối thiểu là 1 lần mỗi ngày để lấy sạch thức ăn ở kẽ răng.


Hãy tập thói quen ăn nhiều hoa quả và rau xanh mỗi ngày đồng thời giảm đi lượng thịt tiêu thụ.


Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn đã liệt kê ở trên để loại trừ chứng hôi miệng và hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá..


Hãy dùng kẹo cao su không đường nếu bạn bị khô miệng để kích thích các tuyến nước bọt hoạt động.

Hơn nữa, bạn nên uống nhiều nước để tránh hiện tượng khô miệng.


Đối với những bạn dùng hàm giả tháo lắp thì nên tháo ra vào buổi tối khi đi ngủ.

Trong trường hợp này, bạn vẫn làm vệ sinh các răng giả trên hàm như bình thường và ngâm hàm vào dung dịch sát khuẩn để dễ dàng lấy đi các mảng bám trên hàm giả.


Lời khuyên cuối cho bạn là nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, 2 lần mỗi năm để đạt được hiệu quả cao nhất.

    Doctor  Đỗ Trọng Hiếu 

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger