CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY DO ROTAVIRUS TẠI NHÀ
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Khi mắc bệnh lần đầu, trẻ thường bị rất nặng và nhẹ dần ở các lần sau.
Đặc biệt, trong 5 năm đầu đời hầu hết tất cả trẻ đều bị nhiễm virus này.
1. Ai dễ mắc bệnh?
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm rotavirus, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Khi mắc bệnh lần đầu trẻ thường bị rất nặng và nhẹ dần ở các lần sau.
Trong năm năm đầu đời, tất cả trẻ đều bị nhiễm virus này.
Khi mắc bệnh, trẻ bị đi ngoài phân nhiều nước dẫn đến mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì vậy phải cho trẻ uống bù nước ngay khi biết trẻ bị tiêu chảy.
2. Bù nước như thế nào cho đúng?
Điều trị tại nhà nếu trẻ chưa có biểu hiện mất nước (khi số lần tiêu chảy không nhiều 3 lần mỗi ngày).
– Có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây, nghĩa là trẻ tỉnh táo, khóc có nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước quả tươi, súp, nước canh.
– Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol).
Chú ý:
– Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước.
– Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 24 giờ không uống hết phải bỏ đi.
Lượng dung dịch bù nước cần cho trẻ uống được tính như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ 2 – 10 tuổi: uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ > 10 tuổi: uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài
Nếu trẻ không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác.
Một số trẻ khi tiêu chảy kèm theo nôn nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cần cho trẻ uống từng ít một.
- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa.
- Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ.
Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống.
Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
3. Khi nào cần gọi bác sĩ gia đình?
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn
- Có máu trong phân
4. Trẻ ăn như thế nào là đúng?
Để trẻ không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường và đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường và tích cực cho trẻ bú mẹ là rất cần thiết. Nếu trẻ bú sữa công thức, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy do rotavirus có hiện tượng kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.
- Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ ăn kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài…
Chú ý:
– Tránh dùng các loại thực phẩm như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
– Tránh sử dụng các dung dịch nước quả công nghiệp, nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.
5. Những điều không làm khi trẻ bị tiêu chảy do rotavirus?
- Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài
- Tự dùng kháng sinh
- Ăn kiêng khem
- Bù dịch và điện giải không đúng: Hạn chế cho trẻ uống nước, ngừng cho trẻ bú, cho trẻ uống oresol không đúng nồng độ quy định.
6. Phòng bệnh
- Uống vaccin phòng rotavirus
- Trẻ vẫn có thể mắc các bệnh tiêu chảy do các tác nhân khác. Vì vậy, dù trẻ đã được uống loại vaccin này, các bậc cha mẹ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cho trẻ (ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…), riêng người lớn cần duy trì thói quen rửa tay trước khi chế biến món ăn cho trẻ…
Family Doctor Mai Phương