Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị loét da
Loét da là bệnh thường gặp ở người cao tuổi ít vận động, hoặc ở những người bệnh nằm lâu tại giường phải hạn chế cử động…
Loét da là bệnh thường gặp ở người cao tuổi ít vận động, hoặc ở những người bệnh nằm lâu tại giường phải hạn chế cử động… Do đó, việc chăm sóc, phòng ngừa loét cho những bệnh nhân bị bệnh nặng và những người cao tuổi đi lại khó khăn là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến loét da ở người bệnh
Như chúng ta đều biết, ngoài những người bị ốm nặng phải nằm liệt 1 chỗ hay những người già có nhiều bệnh lý phải nằm 1 chỗ thường hay bị các vết loét do sự đè ép của sức nặng cơ thể tác động lên da và tổ chức dưới da làm hạn chế sự lưu thông máu. Khi ấy sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tổ chức, kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, hoại tử tổ chức, loét da.
Một số người cao tuổi do tình trạng vệ sinh kém bởi vì tuổi cao, sức yếu không có người chăm sóc, vệ sinh tắm rửa hằng ngày cũng rất dễ bị loét da.
Trong các bệnh loét da thì loét da chi dưới chiếm tỷ lệ khoảng 70% do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân suy yếu làm khó khăn cho máu trở về tim, máu ứ đọng lại gây loét da ở cẳng chân.
Một số người bệnh do nằm dài ngày vì sức yếu không cử động được thì những vùng bị tì đè nhiều cũng rất dễ gây loét như vùng mông, bả vai, hai mạng sườn, vùng chẩm, gót chân… Nguyên nhân là do các vùng đó bị thiếu chất dinh dưỡng khi máu không lưu thông được trong một thời gian dài.
Cách phát hiện sớm vùng da loét
Ở giai đoạn đầu, vết loét thường được chỉ định kiểm tra ở vùng da nhô xương hoặc vùng bị đè nhiều dưới dạng tử ban. Những vết tử ban này sẽ không phát triển thành vết loét nếu không còn sự tỳ đè. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời thì khi bước sang giai đoạn nặng hơn, bề mặt da xuất hiện vết trầy, hố nông hay phồng rộp làm mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn như hoại tử mô.
Các dấu hiệu của loét giúp ta phát hiện sớm là sử dụng phương pháp mát-xa, xoa bóp vùng da tỳ đè ửng đỏ và sưng nề trong vòng 15 phút, nếu vết ửng đỏ không mất đi là dấu hiệu chuẩn bị loét.
Cách chăm sóc để phòng ngừa loét da
Các vùng da dễ bị loét là những nơi mà da sát xương, những điểm tỳ khi nằm, ngồi, đứng, đi như: vùng chẩm, vai, cùng cụt, mông, gót chân, 2 mẫu chuyển lớn xương đùi…
Bên cạnh đó, các yếu tố như: bệnh nhân dùng một số thuốc kháng viêm, giảm đau, hay da ẩm ướt, đều có khả năng cao làm tăng nguy cơ bị loét.
Tư thế nằm ngửa cần có gối mềm kê ở các vùng thắt lưng, khoeo, gót. Tư thế nằm nghiêng cần có gối kê ở thắt lưng, gối, gót.
Tất cả các gối kê cần giữ tư thế sinh lý của cột sống, của chi và chống loét do đè ép.
Các vùng da dễ bị loét là những nơi mà da sát xương, những điểm tỳ khi nằm, ngồi, đứng, đi như: vùng chẩm, vai, cùng cụt, mông, gót chân, 2 mẫu chuyển lớn xương đùi… Bên cạnh đó, các yếu tố như: da ẩm ướt, bệnh nhân dùng một số thuốc kháng viêm, giảm đau có khả năng làm tăng nguy cơ bị loét.
Do đó, cách chăm sóc phòng ngừa loét da phổ thông nhất là hỗ trợ thay đổi tư thế nằm của người bệnh sau mỗi 1 – 2 giờ, kết hợp với vệ sinh lau khô mồ hôi, làm thoáng da và làm mát vùng tỳ đè.
Việc thường xuyên làm sạch sẽ thân thể người bệnh kết hợp bột chống ẩm xoa lên vùng thường xuyên bị đè; vệ sinh sạch sẽ thông thoáng không gian bệnh nhân nằm và chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và dự phòng loét.
Khi bệnh nhân đã bị loét, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị.
Giữ vệ sinh sạch sẽ là biện pháp hiệu quả phòng bệnh loét da tối ưu nhất
Để có các biện pháp nhằm ngăn ngừa loét da cho người bệnh, cần phải xác định rõ lý do dẫn đến bệnh loét.
Lưu ý những vùng bị tì, đè nhiều cần được vệ sinh sạch sẽ và xoa bóp hàng ngày.
Có thể dùng một số thuốc mỡ có kháng sinh thoa vào các vùng bị loét để phòng bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế việc sử dụng thuốc ngủ nhằm tăng các vận động, ngay cả việc thay đổi tư thế khi nằm.
Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường luôn lưu ý là kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện vết loét, cần chọn giày, dép mềm mại, không chật để sử dụng.
Vấn đề dinh dưỡng của người bị loét da cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo đủ năng lượng, giàu protein, giàu sinh tố, và khoáng chất. Trong các bữa ăn cần đầy đủ chất nhưng cần hạn chế ăn thịt mà tăng cường ăn cá, rau và quả đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại vitamin, chất xơ cho người bệnh.
Nếu không có chuyên môn để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho người bị loét da, hãy lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại nhà của Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội, để người bệnh được chăm sóc và điều trị tốt nhất.