Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
CÁCH NHẬN BIẾT, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH SỞI
Khoa nhi

CÁCH NHẬN BIẾT, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH SỞI

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae.

Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ơ các nước đang phát triển. 

Để chẩn đoán xác định được bệnh sởi dựa vào các yếu tố :

  • Lâm sàng:
    • Sốt nhẹ tới sốt cao.
    • Viêm long đường hô hấp: là triệu chứng hầu như không bao giờ thiếu: hắt hơi, sổ mũi, ho, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, dử mắt, phù nhẹ mi mắt.
    • Hạt Koplik ở niêm mạc má: chỉ có ở giai đoạn viêm long, mất nhanh trong 12-18 giờ sau khi xuất hiện.
    • Ban hồng: nhẵn, ấn vào biến mất, mọc theo thứ tự:  sau tai, lan dần lên hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới. lúc này các triệu chứng toàn than giảm dần sau đó ban bay lần lượt như khi mọc và  để lại vết thâm trên da xen kẽ vùng da lành.
  •                      Ban sởi   
  •                             

                                                         Thứ tự mọc ban sởi

  • Tiêu chảy: do viêm long, phát ban đường ruột gây ra.
  • Dịch tễ:
    • Có tiếp xúc với trẻ mắc sởi hoặc sống trong vùng có nhiều trẻ mắc.
    • Chưa được tiêm phòng
  • Xét nghiệm:
    • Tìm kháng thể IgM đặc hiệu.
    • Phân lập vi rút, tìm gen (PCR)  từ máu, màng kết mạc mắt, mũi, họng.

 Chẩn đoán phân biệt :

  • Ban dị ứng.
  • Phát ban trong các bệnh khác (tinh hồng nhiệt, rubeon, rubella, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng…)

Yếu tố tiên lượng nặng:

  • Trẻ nhỏ 6 tháng – 2 tuổi.
  • Cơ địa suy giảm miễn dịch.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Kết hợp bệnh khác.

 Các biến chứng của bệnh

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, niêm mạc miệng (Cam tẩu mã)…..
  • Viêm phổi,  viêm thanh quản
  • Viêm tai giữa
  • Viêm não, màng não…
  • Mù mắt do loét giác mạc (nhiễm khuẩn hoặc thiếu vitamin A).
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Suy dinh dưỡng (do hậu quả của các bệnh nhiễm trùng kéo dài hoặc quá kiêng khem)

ĐIỀU TRỊ

  • Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, phòng bội nhiễm.

  Điều trị triệu chứng

  • Hạ sốt: paracetamol: 15mg/kg x 4-6h/lần.
  • Vitamin A được chỉ định với :

            +  Trẻ 6 tháng – 2 tuổi: được chẩn đoán Sởi có biến chứng viêm thanh quản, viêm phổi, tiêu chảy.

            +  Trẻ trên 6 tháng mắc sởi và không dùng Vitamin A trước đó và có yếu tố sau: Suy  giảm miễn dịch,

                kém hấp thu, suy dinh dưỡng, có biểu hiện thiếu Vitamin A.

            Liều lượng dùng là :

              Trẻ < 6 tháng: 50.000 đv/liều.

              Trẻ từ  6 – 11 tháng: 100.000 đv/liều.

              Trẻ từ  12 tháng – 5 tuổi: 200.000 đv/liều.

              Trẻ có biểu hiện tại mắt do thiếu Vitamin A thì cho liều thứ 3 sau liều thứ 2 4-6 tuần.

          Cách dùng: Dùng 2 liều trong 2 ngày liên tiếp ngay khi có chẩn đoán.

  • Vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt, da …
  • Dinh dưỡng: ăn thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
  • Điều trị biến chứng tùy từng loại (nếu có).

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccin sởi :

                           Mũi 1 lúc 9-11 tháng

                                            Mũi 2 sau 18 tháng

  • Cách ly trẻ mắc sởi ít nhất 4 ngày sau khi phát ban kể từ khi có viêm long đường hô hấp.

                                                                                                      Thạc sĩ Nhi khoa Đỗ Thiện Hải 

                                                                                         ( P. Trưởng khoa Truyền nhiễm – BV Nhi Trung Ương)

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

22/10/2021
Bệnh sốt xuất huyết dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến phức tạp.
Hotline Zalo Facebook Messenger