Cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà thời điểm giao mùa
Cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà thời điểm giao mùa mẹ cần biết
Cảm cúm là hiện tượng cổ họng, mũi, đường hô hấp trên của trẻ bị nhiễm virus khiến rất nhiều mẹ nhầm lẫn bệnh cảm cúm ở trẻ với triệu chứng bệnh cảm mạo thông thường nên không kiểm soát tốt bệnh.
Thực chất, trẻ nhỏ nói chung rất dễ mắc cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần trong 2 năm đầu đời. Nguyên nhân phần lớn do sự thay đổi của môi trường, khí hậu nơi bé sống và một phần từ những người xung quanh không rửa thay thường xuyên khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ đặc biệt đối với sức đề kháng non nớt của trẻ sơ sinh.
Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh không khó điều trị như các mẹ vẫn nghĩ nếu trẻ được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.
Trên thực tế, có rất nhiều cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh từ các phương pháp dân gian cho đến dùng các loại thuốc.
Nhưng quan trọng hơn hết là chăm sóc trẻ đúng cách và chữa trị kịp thời, đúng thuốc, đúng bệnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ. Giấc mơ này luôn chan chứa tiếng yêu ban đầu. Gian truân nay đi qua những lời ngọt ngào nghe thiết tha, em đừng lo sợ vì có anh luôn ở đây, tiếng yêu này luôn chan chứa giấc mơ đầu
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Ngoài biểu hiện qua tiếng khóc và mệt mỏi ra, trẻ sơ sinh không thể mô tả cho mẹ biết được những biểu hiện khác mà con đang gặp phải của bệnh cảm cúm thông thường như: đau cơ hay đau đầu.
Do đó, ngoài tiếng khóc, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu khác mà trẻ đang gặp phải như:
• Thấy mắt của trẻ đỏ
• Người lạnh và run
• Mũi bị nghẹt và chảy nước mũi
• Sốt không rõ nguyên nhân trên 39°C
• Ho khan
• Mệt mỏi
• Ho kèm theo sốt kéo dài trên 2 tuần
• Vùng tai của trẻ bị đau và nặng ở đầu và mặt
• Tiêu chảy hoặc nôn ói (hiện tượng này thường ít gặp)
Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh:
• Trẻ có hiện tượng hôn mê
• Da của trẻ xanh và tím tái
• Trẻ khó thở và có hiện tượng thở dốc
• Nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm, trẻ tiểu ít và hay són tiểu do trẻ không uống đủ nước dẫn đến mất nước nghiêm trọng.
• Trẻ liên tục nôn ói.
Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh có các biểu hiện bệnh bất thường trên, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám để bé được chuẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên tự ý dùng thuốc, các phương pháp chữa trị dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh mới chớm bệnh, dùng đề phòng và cần đặc biệt thận trọng.
Cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Ngay khi trẻ sơ sinh được thăm khám và chuẩn đoán bị cảm cúm, bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số loại thuốc kháng virus ngăn chặn virus lây lan diện rộng trong cơ thể của trẻ, thuốc có thành phần zanamivir (Relenza) hay oseltamivir (Tamiflu).
Vì cảm cúm là một trong những bệnh do virus gây lên do đó thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh cảm cúm. Đây cũng là một trong những sai lầm lớn của nhiều mẹ khi lạm dụng kháng sinh.
Ngoài việc dùng các thuốc kháng virus trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh ra, hạ sốt đúng cách và chăm sóc trẻ sơ sinh ngay tại nhà cũng vô cùng quan trọng.
Cách chăm sóc và điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà gồm:
• Tạo không gian yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn
• Cho trẻ uống dịch và cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ
• Hạ sốt, giảm đau cho trẻ bằng ibuprofen hoặc acetaminophen theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng aspirin cho trẻ sơ sinh vì aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em nói chung
• Khi bị cúm, thân nhiệt trẻ hay nóng lạnh thất thường do đó cần mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp để điều chỉnh quần áo dễ dàng tránh để trẻ lạnh hoặc nóng quá.
• Khi vệ sinh, trước và khi khi thay tã cho trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ.
• Tiêm phòng cúm theo định kỳ cho trẻ
• Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở của trẻ
• Để tránh lây nhiễm bệnh: Đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với trẻ.
Hi vọng, qua hướng dẫn chăm sóc và trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh trên sẽ giúp cho mẹ và gia đình đỡ lúng túng hơn mỗi khi trẻ bị bệnh.
Từ đó sẽ giúp mẹ biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình.