Tìm hiểu về bệnh béo phì
Ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng của bệnh béo phì. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh bệnh béo phì, cùng Bác sĩ gia đình Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng của bệnh béo phì. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh bệnh béo phì, cùng Bác sĩ gia đình Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau.
NGUYỄN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
1. Nguyên nhân
Đại đa số béo phì là tiên phát và liên quan đến yếu tố di truyền.
1.1. Di truyền
69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì.
18 % có cả bố và mẹ bị béo phì.
Chỉ có 7% người béo phi mà bổ và mẹ có cân nặng bình thường.
Ở người, sự phát sinh béo phì là quá trình liên tục, việc phân định giữa vai trò của di truyền thực sự và vai trò của dinh dưỡng còn chưa rõ. Sự gia tăng tần suất bệnh béo phi với tầng lớp xã hội và trong những thập kỷ gần đây càng cung cấp bằng chứng rõ ràng ảnh hưởng của môi trường trên tình trạng béo phi.
1.2. Nội tiết
Tổn thương ở vùng hạ đồi gây ăn quá nhiều, suy sinh dục. Hội chứng phì sinh dục.
Suy giáp.
Cường vỏ thượng thận (Cushing).
U tụy tiết insulin (Insulinoma): Đa số do u lành tính ở tuyến tụy, béo phi do u tăng tiết insulin làm hạ đường huyết phải ăn nhiều.
2. Cơ chế sinh bệnh
Béo phì do nhiều yếu tố gây nên, cơ chế sinh bệnh vẫn chưa hoàn toàn được biết rõ. Tuy nhiên có nhiều yếu tố tác động vào cơ chế bệnh sinh, đó là:
2.1. Các yếu tố thuận lợi
Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình, giảm chuyển hóa cơ bản (nguyên nhân chưa rõ), tăng hoạt động của hệ thần kinh – hormon do stress.
Các yếu tố khởi phát (không hoàn toàn đặc hiệu với béo phì) như stress, thay đổi về lối sống do gia đình, do nghề nghiệp.., do trầm cảm, do thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, corticoid…
2.2. Cân bằng năng lượng
Béo phì xảy ra khi cung cấp năng lượng vượt trội hơn sự tiêu hao năng lượng, nói cách khác là: mất cân đối trong cách ăn uống và sự chậm trễ trong chuyển hóa năng lượng làm cho cán cân thu chi năng lượng luôn luôn dương tính.
Mất cân đối trong cách ăn uống:
+ Thành phần thức ăn mất cân đối: Ăn quá nhiều chất béo, ít thức ăn loại sinh nhiệt nhanh (protid).
+ Ăn quá mức cần thiết và thức ăn ít thay đổi. Trong một số trường hợp thành phần thức ăn ít thay đổi nhưng ăn quá nhiều hàng ngày, hàng tháng, hàng năm cũng có thể dẫn đến béo phì. Nguyên nhân của sự mất cân đối này có thể do một rồi loạn ở vùng hạ đồi: trung tâm chỉ huy cảm giác đói/no, một sự giảm tiết serotonin mà hậu quả là mất cảm giác no.
Chậm trễ trong chuyển hóa năng lượng: Nguyên nhân chủ yếu là it hoạt động thể lực,
Tuy nhiên hai yếu tố nói trên biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau:
+ Đầy đủ như trường hợp ăn nhiều, chuyển hóa giảm.
+ Không đầy đù là trường hợp người ăn ít, nhưng chuyển hỏa lại chậm trễ nhiều.
3 Cách nhận biết béo
Tính chỉ số khối (mỡ) cơ thể (được áp dụng rộng rãi hơn) chỉ số Quételet: Body Mass Index (BMI).
Tháng 2 năm 2000 WHO đã đưa ra phân loại đề nghị cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phân loại này được áp dụng để đánh giá mức độ béo phi tại các nước châu A trong đó có Việt Nam.
Xếp loại | BMI | Nguy cơ |
Gầy | 18,5 | |
Bình thường | 18,5 – 22,9 | Tiêu chuẩn bình thường |
Thứa cần | ≥ 23 | Béo phì nặng |
Có nguy cơ béo phì | 23,0 – 24,9 | Béo phì bệnh lý |
Độ 1 | 25,0 – 29,9 | Tăng |
Độ 2 | ≥ 30,0 | Tăng trung bình – Nặng |
Theo điều tra của Viện dinh dưỡng Việt Nam người bình thường từ 26 – 40 tuổi (miền Bắc) BMI = 19,72 ± 2,81 đối với nam và 19,75 ± 3,41 đối với nữ.
4. Biến chứng
4.1. Tăng nguy cơ tử vong
Do các biển chứng chuyển hóa: ĐTĐ, rối loạn lipid máu, gút.
Do các bệnh diễn tiến nặng như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, ung thư vú, nội mạc tử cung, đại tràng, nhiễm trùng nặng.
Nguy cơ gây mê, hậu phẫu trong ngoại khoa do viêm tĩnh mạch, bội nhiễm.
Nguy cơ đẻ khó trong sản khoa
4.2. Biển chứng tim mạch
Tăng huyết áp: Có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và tăng huyết áp, nhất là béo dạng nam, tần suất cao huyết áp tăng trong béo phì, huyết áp giám khí giám cân.
Suy vành: Béo phi là yếu tố nguy cơ của suy mạch vành ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ khác như ĐTĐ, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.
Suy tim trái có thể liên quan trực tiếp tới béo phì hoặc do phối hợp với tăng huyết áp, suy vành. Suy tim phải do rồi loạn hô hấp ở người béo phì, hoặc do bệnh cơ tim. Cuối cũng là suy tim toàn bộ.
Bệnh mạch máu: Béo phi phối hợp với ĐTĐ và rối loạn chuyển hóa lipid là nguy cơ gây, xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân của bệnh mạch vành, viêm tắc mạch chi, tai biến mạch não.
Suy tĩnh mạch: Hay gặp của béo phì kiểu nữ, là nguyên nhân của viêm tắc tĩnh mạch chi, nhồi máu phổi…
4.3. Biến chứng hồ hấp
Khó thở khi gắng sức: Giảm chức năng hô hấp nguyên nhân do cơ giới.
Hội chứng ngừng thở ban đêm (Hội chứng Pickwick): Ngủ gà, ngủ ngày, ngừng thở vào ban đêm, giảm thông khí phế nang, tầng hồng cầu, tăng CO2 trong máu. Có mức cân nặng giới hạn mà dưới mức đó hội chứng này mất đi và tái xuất hiện khi cân nặng tăng trên ngưỡng đó.
4.4. Biến chứng xương khớp:
Tăng lên ở phụ nữ sau mãn kinh
Tổn thương thoái khớp ở các khớp chịu lực cao như khớp gối, khớp háng, cột sống.
Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống hay gặp.
Tần xuất hoại tử thiếu máu đầu xương đùi tăng.
4.5. Biến chứng chuyển hóa
Biển chứng chuyển hóa glucid: Có tinh trạng kháng insulin, tăng tiết insulin dễ dẫn đến bệnh ĐTĐ typ 2. ĐTĐ xuất hiện làm nặng hơn tiên lượng của béo phì do các biến chứng cấp và mạn tính của ĐTĐ. Béo phì cũng được coi là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ.
Chuyển hóa lipid: Tăng triglycerid là rồi loạn hay gặp nhất đặc biệt với béo kiểu nam.
Béo phì thường phối hợp với tăng cholesterol máu do tăng LDL-C và phối hợp với giảm HDL-C.
Chuyển hóa acid uric: Tăng acid uric thường liên quan với tăng triglycerid. Cần lưu ý khi điều trị giảm cân do thoái giáng protid thường gây cơn Goutte cấp tính.
4.6. Các biến chứng khác
Gan mật: Sỏi mật thường hay gặp ở bệnh nhân béo phì, gan thoái hóa mỡ, tăng GGT.
Thận: Protein niệu, hội chứng thận hư.
Sản: Rối loạn chức năng buồng trứng, tăng nguy cơ rậm lông và buồng trứng đa nang.
Da: Rạn da, nấm kẽ, sừng hóa gan chân, tay.
Ung thư vú, niêm mạc tử cung, đại tràng.
5. Béo phì ở trẻ em
Gia đình đóng vai trò quan trọng đốii với béo phi trẻ em vị thành niên. Trước hết cần tìm hiểu các thành viên trong gia đình có quan tâm và nhận thức được béo phì ở trẻ em là một vấn đề quan trọng hay không, có khả năng giúp những đứa trẻ béo phì giảm cân không. Sau đó dánh giá mẫu hình ăn uống của gia đình: ai chịu trách nhiệm các bữa ăn, đứa trẻ sử dụng thời gian ăn như thế nào, có ăn giữa bữa không
Trẻ em có tới 2/3 thời gian ăn ở trường nên cần giúp trường học có các chương trình giáo dục về phòng và điều trị béo phì ở trẻ em.
Xem thêm: https://bacsigiadinhhanoi.vn/tin-tuc-su-kien/kien-thuc-y-khoa