Bác sỹ gia đình
Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) thành lập năm 1972 tới nay đã có gần 100 quốc gia thành viên và được nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới. Bác sĩ gia đình – mô hình y tế hiệu quả cao chi phí thấp, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Việc khám chữa bệnh tại nhà và chăm sóc y tế tại nhà; cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe bệnh tật, đáp ứng nhu cầu lớn của nhân dân nhất là trường hợp những gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam thuộc mô hình bệnh tật kép, các bệnh suy dinh dưỡng, lây nhiễm vẫn ở mức khá cao.
Nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn tới nhu cầu khám chữa bệnh của người dân gia tăng.
Việc sàng lọc, theo dõi quản lý, điều trị bệnh mãn tính hết sức cần thiết, yêu cầu nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng cấp bách.
Việc phát triển mô hình bác sĩ gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải bệnh viện tuyến trên.
Năm 2000, Việt Nam triển khai thí điểm mô hình bác sĩ gia đình và Bộ Y tế đã chỉ đạo đào tạo loại hình bác sĩ chuyên khoa cấp I Y học gia đình.
Hiện có 07 trường Đại học y đào tạo bác sĩ gia đình và có hơn 500 bác sỹ chuyên khoa cấp I bác sỹ gia đình đã tốt nghiệp.
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh.
Họ biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của bệnh nhân xem xét sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.
Bác sĩ gia đình – mô hình y tế hiệu quả cao chi phí thấp, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân.
Việc khám chữa bệnh tại nhà và chăm sóc y tế tại nhà; cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe bệnh tật, đáp ứng nhu cầu lớn của nhân dân nhất là trường hợp những gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo.
Trên cơ sở thực tiễn thí điễm hoạt động,
Bộ Y tế lập Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình giai đoạn 2013 – 2020: Thành lập khoảng 80 phòng khám bác sĩ gia đình tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang, sau đó nhân rộng ra toàn quốc.
Ở Khánh Hòa, các trạm y tế có bác sĩ gia đình đã hoạt động, thực hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa tuyến huyện và tuyến xã.
Tỉnh Tiền Giang triển khai mô hình bác sĩ gia đình tại 05 điểm, kế hoạch có 25.000 – 30.000 người được bác sĩ gia đình theo dõi sức khỏe, khám chữa bệnh thường xuyên.
Mô hình bác sĩ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh được vận dụng đặt mục tiêu đến năm 2015 giảm 70% – 75% quá tải ở bệnh viện.
Phòng khám đa khoa Bác sĩ gia đình là một địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Việt Huy đang siêu âm tại phòng khám đa khoa Bác sĩ gia đình. Bác sĩ Đỗ Thị Hải đang làm xét nghiệm máu tại tại phòng khám đa khoa Bác sĩ gia đình. Bác sĩ Nguyễn Nam Ninh đang nội soi tai mũi họng cho bệnh nhân tại tại phòng khám đa khoa Bác sĩ gia đình. Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Tá Dũng đang đo huyết áp cho bệnh nhân tại phòng khám đa khoa Bác sĩ gia đình. Các bác sĩ của phòng khám đa khoa Bác sĩ gia đình đang khám bệnh cho sinh viên tại trường Đại học lao động – xã hội. Bác sĩ Trần Mạnh Hà đang khám cho cháu bé tại nhà. Bác sĩ đang đo chiều cao định kì cho các cháu bé tại trường mầm non Võ Thị Sáu. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải khám bệnh cho các cháu bé tại trường mầm non Võ Thị Sáu. |
Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước áp dụng mô hình bác sĩ gia đình.
Trung tâm bác sĩ gia đình – Sở Y tế Hà Nội đã qua 10 năm hoạt động, hiện quản lý 27.000 hộ gia đình.
Chúng tôi đến Công ty Cổ phần Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội – 75 Hồ Mễ Trì, mô hình tư nhân đầu tư thuộc Sở Y tế Hà Nội quản lý, có lượng khách hàng tăng đều đặn.
Trung tâm xây dựng trên mặt bằng 500m2 gồm 02 tầng nhà, có hạ tầng cơ sở vật chất tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường:
“Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” là tiêu chí của Trung tâm bác sỹ chuyên khoa cấp I Nguyễn Tá Dũng – Giám đốc Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội cho chúng tôi biết:
Trung tâm thực hiện 11 dịch vụ y tế gia đình, đội ngũ y – bác sĩ có 05 bác sĩ biên chế và 50 bác sĩ chuyên gia y tế chuyên sâu công tác, trang bị hệ thống các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Trung bình mỗi ngày có 10 – 15 lượt bệnh nhân đến khám tại Trung tâm và cả ở cộng đồng.
Trung tâm phục vụ hầu như bao phủ các quận huyện có những khách hàng ở cách xa hơn 20km.
Dịch vụ đăng ký khám tại nhà nhiều với các trường hợp có bệnh nhân có bệnh mãn tính: Đái tháo đường, xương khớp, tăng huyết áp.
Việc đăng ký khám cho bệnh nhi chiếm 50% các khách hàng đăng ký khám tại nhà.
Có lúc phải khám trong tình thế người bệnh yêu cầu đột xuất khẩn cấp do bệnh nhi sốt cao co giật, ngộ độc thực phẩm, người có cơn huyết áp tăng, hoặc yêu cầu lúc đêm khuya mưa gió.
Trong mọi tình huống, bác sĩ gia đình trung bình trong vòng 30 phút sau khi nhận được yêu cầu.
Câu chuyện với chúng tôi với Giám đốc Nguyễn Tá Dũng dừng lại khi có hồi chuông điện thoại gieo mời bác sĩ gia đình tới nhà người bệnh yêu cầu.
Được biết ông R.Demotte – Thù hiến vùng Wallonie – Vương quốc Bỉ khi tới Việt Nam bàn việc tiếp tục phát triển Dự án Y học tại Việt Nam và làm việc thăm Trung tâm bác sĩ gia đình 75 Hồ Mễ Trì – Hà Nội đánh giá cao hoạt động Trung tâm bày tỏ: Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh Y học gia đình./.
Bài: Vĩnh Hưng – Ảnh: Trịnh Văn Bộ