CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN MỠ MÁU
CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN MỠ MÁU
Bệnh mỡ máu cao đang dần trở thành một trong những vấn đề sức khỏe báo động toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Máu nhiễm mỡ là một trong những yếu tố rủi ro quan trọng cho nhiều bệnh lý tim mạch. Và lối sống hàng ngày của chúng ta có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trạng thái dinh dưỡng của cơ thể.
Bệnh mỡ máu cao, hay còn gọi là hyperlipidemia, là tình trạng mà cơ thể sản xuất hoặc hấp thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là cholesterol và triglyceride. Nồng độ LDL – cholesterol và/hoặc triglyceride cao hơn mức bình thường hoặc HDL – cholesterol thấp dưới mức cho phép là những biểu hiện điển hình của tình trạng máu nhiễm mỡ.
Tại Việt Nam năm 2020, một thống kê dựa trên 1910 người trưởng thành ở tỉnh Thái Bình có đến 56,10% số người bị mắc rối loạn mỡ máu; 24,70% trong số đó có mức LDL – cholesterol (Cholesterol “xấu”) trong huyết tương cao vượt ngưỡng bình thường.
Những con số đáng báo động này cho thấy kiểm soát chỉ số LDL – cholesterol là chìa khóa trong điều trị bệnh rối loạn mỡ máu.
Một trong những yếu tố chính gây ra bệnh mỡ máu cao là lối sống hiện đại bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập và những thói quen trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu.
Sự tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Lối sống hiện đại cùng với thói quen ăn uống không cân đối, ít rau củ và thực phẩm giàu chất xơ cũng là một yếu tố góp phần vào việc tăng mỡ máu.
Thay đổi lối sống bằng một chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sự lưu thông của máu và làm giảm mức độ mỡ máu.
Bên cạnh đó, việc duy trì những thói quen sống không lành mạnh như sử dụng các chất kích thích, rượu bia, hút thuốc lá và các áp lực trong công việc hay cuộc sống cá nhân cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ. Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng có thể sản xuất nhiều cortisol, đây là một hormone có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng mỡ máu.
Bệnh máu nhiễm mỡ chỉ biểu hiện ra bên ngoài khi các chỉ số cholesterol và triglyceride đã vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Việc chủ quan trong thói quen sinh hoạt hàng ngày và không kiểm tra sức khoẻ định kỳ là một trong nhữnglý do khiến tình trạng này trở nặng và khó điều trị.
Theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, điều chỉnh nồng độ cholesterol trong cơ thể từ việc thay đổi lối sống hàng ngày có tác động tích cực đến các chỉ số lipid máu.
Thay đổi thói quen ăn uống với chế độ ăn giảm chất béo bão hoà, tăng hàm lượng chất xơ cùng với việc sử dụng các thực phẩm giàu phytosterol và sản phẩm chế biến từ Gạo men đỏ có hiệu quả đáng kể trong việc giảm nồng độ mỡ máu trong cơ thể.
(Trích Khuyến cáo điều trị RLMM của Hội Tim mạch Việt Nam 2022)
Ngày nay, việc tầm soát máu nhiễm mỡ từ sớm là việc làm quan trọng trong phòng ngừa các biến chứng tim mạch nói chung và bảo vệ sức khỏe tổng quát nói riêng.
Gạo men đỏ và phytosterols là hai thành phần phổ biến được biết đến có tác dụng giảm các chỉ số cholesterol trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của hợp chất Monakolin K có trong gạo men đỏ và Phytosterols. Monakolin K là hoạt chất thiên nhiên được ưu tiên hàng đầu cho việc sử dụng thay thế các nhóm hoạt chất Statins để làm giảm cholesterol.
Hoạt chất này có khả năng ức chế enzyme HMG-CoA reductase, góp phần vào giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể. Phytosterols là các hợp chất thực vật tương tự như cholesterol, với khả năng cạnh tranh hình thành các micelle trong lòng ruột với cholesterol, từ đó tăng đào thải cholesterol dư thừa và làm giảm mức cholesterol hấp thu từ thức ăn vào cơ thể.
Bên cạnh đó, Monakolin K có trong gạo men đỏ còn có tác dụng giảm các biến cố tim mạch.
Nghiên cứu trên những đối tượng có tiền sử nhồi máu cơ tim và mắc rối loạn lipid máu đang điều trị tại các bệnh viện cho thấy: sử dụng chiết xuất Monakolin K từ gạo men đỏ hàng ngày trong thời gian dài giúp giảm được các biến chứng tim mạch.
Tỷ lệ tử vong toàn phần giảm tuyệt đối đến 4,5% & tỷ lệ giảm tương đối lên đến 45%, nhu cầu tái thông mạch vành ở các đối tượng này cũng giảm xuống còn 1/3, cùng với đó là sự giảm các chỉ số LDL-Cholesterol và triglyceride, đồng thời tăng nồng độ HDL-Cholesterol.
Điều này bước đầu cho thấy thành công khi sử dụng các sản phẩm từ gạo men đỏ trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu và các bệnh lý về tim mạch.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh việc sử dụng kết hợp Monakolin K và Phytosterols có thể là một cách hiệu quả để giúp kiểm soát mỡ máu và giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch.
Một nghiên cứu được thực hiện trên nhóm bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ máu có độ tuổi trung bình từ 25-57 tuổi với mức LDL-cholesterol vượt ngưỡng 130mg/dL và Cholesterol toàn phần trên 200mg/dL.
Các đối tượng bệnh nhân tham gia sử dụng phối hợp đồng thời cả gạo men đỏ và Phytosterols trong suốt thời gian nghiên cứu.
Kết quả đánh giá cho thấy việc sử dụng đồng thời cả gạo men đỏ và Phytosterols cho thấy tác dụng giảm đáng kể nồng độ LDL-Cholesterol (giảm 18,85%) và Cholesterol toàn phần (giảm 32,72%).
Trên tất cả các bệnh nhân đều không ghi nhận bất cứ một tình trạng đau cơ hay tác dụng phụ nào. Điều này cho thấy hiệu quả tuyệt vời khi sử dụng phối hợp cả hai thành phần sẽ làm tăng tác dụng giảm mỡ máu. Do đó việc sử dụng gạo men đỏ chứa hoạt chất Monakolin K và các thực phẩm giàu Phytosterols trong chế độ ăn uống hàng ngày là hoàn toàn có cơ sở và đem lại hiệu quả mong muốn trong việc điều chỉnh các chỉ số lipid trong cơ thể.
Duy trì một lối sống lành mạnh, với chế độ ăn uống cân đối, hoạt động thể chất đều đặn và tránh các thói quen có hại là các biện pháp chủ động kiểm soát mức độ cholesterol trong cơ thể và phòng ngừa các biến chứng tim mạch!
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY Website: https://lipaxdo.orimax.net.vn/lipaxdo Facebook: Lipaxdo- Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân mỡ máu cao https://www.facebook.com/Lipaxdo.orimax/ |
Chủ đề: Mỡ máu, Lipaxdo, Orimax, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, Giảm mỡ máu, Monakolin K, Phytosterol