Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Khoa nội

NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh cấp cứu thường gặp, ngày càng có dấu hiệu tăng lên ở nước ta.

Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh cấp cứu thường gặp, ngày càng có dấu hiệu tăng lên ở nước ta. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều tổn thương và có thể dẫn đến suy tim. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và xử lý sớm thì có thể cải thiện đáng kể về nguy cơ tử vong cũng như di chứng sau nhồi máu.

1. Nhồi máu cơ tim là gì ?

Nhồi máu cơ tim cấp được hiểu là do sự tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được tưới máu bởi nhánh động mạch vành đó.

2. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ?

Do sự không ổn định nứt ra của các mảng xơ vữa ở động mạch vành, gây ra sự hình thành huyết khối đồng thời lấp toàn bộ lòng mạch.

3. Khi nào nghĩ đến nhồi máu cơ tim ?

Xuất hiện cơn đau ngực trái hoặc ở mũi ức kiểu bóp nghẹt, đau lan lên vai và tay trái đồng thời kéo dài trong khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng thượng vị.

Ngoài ra, cơn đau có thể kèm theo vã mồ hôi, khó thở, tức ngực hay buồn nôn…
 


Cơn đau xảy ra ở người có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, lười vận động, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipit, tuổi cao có cuộc sống căng thẳng, hút thuốc lá.

4. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

Khi có ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu sau:

  • Đau ngực điển hình kéo dài hơn 30 phút, dùng các thuốc giãn động mạch vành nhưng không đỡ.
  • Điện tâm đồ có các biến đổi đặc hiệu như ST chênh lên lớn hơn 1mm ở ít nhất hai chuyển đạo ngoại vi, hoặc lớn hơn 2mm ở ít nhất 2 chuyển đạo trước tim liên tiếp.
  • Men tim tăng cao: CK tăng lên ít nhất gấp 2 lần giới hạn trên của bình thường.

5. Điều trị

Nguyên tắc: Khẩn trương đánh giá tình trạng bệnh nhân, phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm để khống chế (loạn nhịp, suy tim, sốc, phù phổi..) và tiến hành các điều trị ban đầu (oxy, giảm đau..)

Khi bệnh nhân có dấu hiệu bị nhồi máu cơ tim cấp phải được vận chuyển bằng xe cứu thương và có nhân viên y tế đi cùng đồng thời thực hiện các biện pháp điều trị ban đầu như sau:

  • Bệnh nhân phải được bất động tại giường
  • Thở oxy
  • Giảm đau
  • Sử dụng thuốc giãn mạch, chống đông…

Sau đó, phải chuyển ngay đến những cơ sở y tế có thể điều trị tái tưới máu (tái lưu thông động mạch vành bị tách) càng sớm càng tốt.

Hãy để Bác sĩ gia đình Hà Nội quản lý, tư vấn, điều trị cao huyết áp cũng như các triệu chứng về rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… để phòng trừ bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
 

Family Doctor Đỗ Hồng Kiên


 Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 04 35 430 430   Holine: 0123 44 55 866

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger