Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP
Khoa nhi

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP

 Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm. Quá trình viêm này có thể lan tới ba nhóm tế bào nền của xương chũm. Vì thế, trước đây Viêm tai giữa còn được gọi là Viêm tai xương chũm.

 Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm. Quá trình viêm này có thể lan tới ba nhóm tế bào nền của xương chũm. Vì thế, trước đây Viêm tai giữa còn được gọi là Viêm tai xương chũm.

I. Định Nghĩa

  • Viêm tai giữa là một bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp. Nếu không được điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đọan mạn tính dẫn đến hậu quả hoặc di chứng (thủng nhĩ, tiêu hủy chuỗi xương con, xơ dính hòm nhĩ, xẹp nhĩ, túi co lõm, nghe kém, điếc…) làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và học tập của trẻ.
  • Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm. Quá trình viêm này có thể lan tới ba nhóm tế bào nền của xương chũm. Vì thế, trước đây Viêm tai giữa còn được gọi là viêm tai xương chũm.

                                         

II. Nguyên nhân

Viêm tai giữa đặc biệt hay gặp ở trẻ em.

  • Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn.
  • Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng.

Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm amiđan cấp ở trẻ em.

III. Phân loại và Triệu chứng

     Viêm tai giữa bao gồm viêm tai giữa cấp mưng mủ, viêm tai giữa cấp tính xuất huyết dịch thấm và viêm tai giữa tiết dịch.

1. Viêm tai giữa cấp mưng mủ

    Các dấu hiệu, triệu chứng khởi phát nhanh và ngắn

  • Trẻ thường bị sốt, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, cáu gắt, đau tai, chảy tai, ù tai, đầy tai, nghe kém.
  • Màng nhĩ đỏ rực của niêm mạc bị sung huyết hoặc màng nhĩ phồng, mờ đục ở giai đọan tụ mủ. 
  • Giai đọan thủng nhĩ sốt và đau tai sẽ giảm, chảy tai qua lỗ thủng có thể là mủ, máu, dịch trong như nước; khi hút sạch dịch sẽ tìm thấy lỗ thủng ở màng nhĩ.

2. Viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch thấm

  • Toàn thân không có triệu chứng gì đặc biệt.
  • Đau tai ít gặp, thường có cảm giác tức như đút nút trong tai.
  • Nghe kém rõ rệt, có thể thay đổi theo tư thế đầu và tiếng vang.
  • Ù tai, tiếng trầm, liên tục gây khó chịu.
  • Màng nhĩ lúc đầu hơi đỏ, hơi lõm, có mạch máu nổi rõ, sau đó thấy ngẫn nước hay bọt nước trong hòm nhĩ.

 3.  Viêm tai giữa xung huyết

Có hiện tượng tiết dịch trong hòm nhĩ, không có mưng mủ, thường gặp ở trẻ 2-3 tuổi.

  • Không có các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính (không sốt, không đau tai).
  • Trẻ lớn thường than phiền cảm giác đầy tai, ù tai, nghe kém dần.
  • Trẻ nhỏ thường biểu hiện chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ.
  • Soi tai cho thấy: màng nhĩ bị co kéo hoặc lồi và giảm di động. Màng nhĩ có thể dày lên, phồng lên hoặc thấy được mực nước hơi và bọt khí qua một màng nhĩ trong mờ.

 BS chuyên khoa sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, nhĩ lượng đồ, nội soi tai, đo sức nghe và đo phản xạ âm từ khoảng hơi hoặc nước trong hòm nhĩ để chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.

             

IV. Điều trị viêm tai giữa cấp

  • Khi trẻ bị viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thường gặp như viêm màng não, hay di chứng điếc…Vì vậy, Khi trẻ có những dấu hiệu hoặc các triệu chứng kể trên, nên đưa trẻ đến ngay chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám. Tùy vào thể bệnh do thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán sẽ có phương pháp điều trị tương thích.
  • Đối với viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa tiết dịch luôn luôn bắt đầu bằng thuốc với thời gian ít nhất là 7-14 ngày, đôi khi phải can thiệp thủ thuật để dẫn lưu dịch trong hòm nhĩ.

​Các mẹ chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu của con để điều trị kịp thời tránh xảy ra những biến chứng: liệt mặt, viêm xương đá, viêm mê nhĩ mủ, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, viêm màng não mủ, áp xe nội sọ (áp xe đại não, áp xe tiểu não, áp xe ngoài hoặc dưới màng cứng…)

V. Phòng bệnh

  • Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá  hoặc bị ô nhiễm.
  • Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ , nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Family doctor

Hoàng Thị Mai Phương

 Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Email: trungtambacsigiadinhhanoi@gmail.com
Điện thoại: 04 35 430 430   Holine: 1900 61 61

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

CHỈ SỐ LDL-CHOLESTEROL CAO – NGUY CƠ BỆNH LÝ TIM MẠCH LỚN

12/06/2024
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.
Hotline Zalo Facebook Messenger