Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Những mũi vacxin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần thiết mẹ phải nhớ
Tin tức & Sự kiện

Những mũi vacxin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần thiết mẹ phải nhớ

Việc tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết

Do lần đầu làm mẹ còn bỡ ngỡ và chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh nên đã không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Dưới đây là một số mũi vacxin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đưa con đi tiêm chủng đúng lịch và đủ liều.

1. Vacxin BCG (phòng bệnh lao)

Vacxin phòng bệnh Lao được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng sau sinh. Hiện nay Việt Nam đang sử dụng loại vắc xin có tên BCG trong tiêm chủng để phòng ngừa Lao cho trẻ.

Thực tế, ngay ngày đầu tiên sau sinh, trẻ thường sẽ được tiêm phòng vacxin phòng bệnh lao luôn nếu trẻ đủ điều kiện sức khỏe, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt và phát triển ổn định.

Đối với những trẻ nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt, trẻ có vấn đề về sức khỏe cần được theo dõi, trẻ sinh non sẽ được tiêm phòng ngay sau khi trẻ có thể trạng tốt và cần tiêm phòng lao trong vòng 1 tháng sau sinh để đạt khả năng phòng ngừa tối đa, mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế được các tác dụng phụ sau tiêm.

Tác dụng phụ sau tiêm phòng lao

Những phản ứng bình thường sau tiêm phòng lao cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch như:

Trẻ sốt nhẹ trong vòng 24h sau khi tiêm

Trong vòng 6 tuần sau khi tiêm thấy có quầng đỏ ở vị trí tiêm và bị loét nhẹ. Ở hõm nách bên cánh tay tiêm thuốc có hiện tượng nổi hạch.

Những phản ứng nghiêm trọng, mẹ cần đưa trẻ đi khám:

Trẻ bỏ ăn và sốt cao… kéo dài từ 1 đến 2 ngày

Vết tiêm bị sưng to, nổi hạch kéo dài hơn 6 tuần sau tiêm

Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi thấy trẻ sốt cao, co giật, liệt, hôn mê, khóc nhiều không dứt…

2. Vacxin 6in1 (vacxin phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do H.influenzae týp B, viêm phổi)

Đây là loại vacxin phòng tránh đồng thời 6 bệnh ở trẻ nhỏ ở những năm đầu đời (đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi) rất huy hiểm bao gồm: bệnh ho gà, bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm gan B, viêm màng não do H.influenzae týp B và bệnh viêm phổi.

Tiêm vacxin 6in1 cho trẻ sơ sinh đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ vô cùng quan trọng. Trẻ sẽ được tiêm 4 mũi tất cả và hoàn thành trước 2 tháng tuổi. Giai đoạn sơ sinh (trước 6 tháng) trẻ sẽ được tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Mũi thứ 4 (mũi tiêm nhắc lại để tăng khả năng phòng bệnh) được tiêm cách mũi thứ 3 1 năm và phải hoàn thành trước khi trẻ được 24 tháng tuổi. Cụ thể, phác đồ tiêm vacxin 6 trong 1 như sau:

3 mũi tiêm 6in1 cơ bản mà trẻ sơ sinh cần hoàn thành trước khi được 6 tháng:

Mũi tiêm 1: Được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng (tính đủ 60 ngày sinh)

Mũi tiêm 2: Trẻ được tiêm khi đủ 3 tháng tuổi (Cách mũi tiêm thứ 1 tối thiểu 1 tháng (tức 30 ngày)

Mũi thứ 3: Trẻ tiêm khi được 4 tháng tuổi (Cách mũi tiêm thứ 2 tối thiếu 1 tháng (tối thiểu 30 ngày).

Mũi tiêm nhắc lại 6in1 cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi:

Mũi 4 (mũi tiêm nhắc lại): Sau khi tiêm mũi thứ 3 được 1 năm trẻ sẽ được tiêm mũi này và cần hoàn thành mũi tiêm trước khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Qua phác đồ tiêm 6in1 này chắc chắn mẹ đã hiểu được rằng: cần đưa con đi tiêm theo đúng lịch tiêm chủng của con để đảm bảo con hoàn thành được các mũi tiêm đúng theo phác đồ và đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.

3. Vacxin Synflorix

Synflorix là vacxin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu khuẩn gây ra như viêm tai giữa cấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,…

Phác đồ tiêm vacxin phế cầu Synflorix cho trẻ như sau (Có 3 phác đồ dành cho các độ tuổi khác nhau)

Tiêm vacxin phế cầu cho trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

Mũi 1: Trẻ có thể tiêm mũi đầu tiên ngay sau khi đủ 6 tuần tuổi

Mũi 2: Được tiêm cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

Mũi 3: Tiêm cách mũi tiêm thứ 2 tối thiểu 1 tháng

Mũi nhắc lại (mũi 4): Tiêm cách mũi tiêm thứ 3 tối thiểu 6 tháng

Phác đồ tiêm vacxin phế cầu cho trẻ nhỏ từ 7 đến 11 tháng tuổi

Áp dụng phác đồ tiêm 3 mũi đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi chưa được tiêm phòng vacxin phòng ngừa phế cầu Synflorix trước đó bao gồm 2 mũi tiêm cơ bản và 1 mũi tiêm nhắc lại. trong đó mũi thứ 2 được tiêm cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Mũi nhắc lại được tiêm cách mũi thứ 2 ít nhất 2 tháng và đảm bảo trẻ trên 1 tuổi.

Phác đồ tiêm vacxin Synflorix đối với trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này chỉ cần tiêm 2 mũi (áp dụng khi trước đó trẻ chưa từng tiêm phòng vacxin phế cầu khuẩn Synflorix). Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu 2 tháng.

4. Vacxin phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota gây nên

Theo nghiên cứu thì nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em đặc biệt là ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do virus Rota gây nên. Do đó, cho trẻ sơ sinh uống vacxin Rota để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra cho trẻ là hết sức cần thiết.

Vacxin được sử dụng qua đường uống và tuỳ thuộc vào từng loại vacxin (Của Mỹ, Việt Nam hay Ấn Độ) sẽ có phác đồ cho trẻ uống khác nhau.

5. Vacxin phòng ngừa viêm màng não mô cầu BC và AC

Hiện nay, tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh ngày càng được chú trọng trong đó việc tiêm phòng bệnh viêm màng não mô cầu cho trẻ cũng được quan tâm hơn. Việt Nam có 2 loại vacxin là não mô cầu BC và não mô cầu BC phòng ngừa viêm màng não mô cầu tuýp A, B và tuýp C gây ra. Mẹ nên đưa bé đi tiêm cả 2 loại vacxin này để bé được phòng bệnh viêm màng não mủ do các tuýp A, B và C gây ra vì mỗi loại vacxin chỉ có khả năng phòng ngừa một số chủng vi khuẩn nhất định. Cụ thể:

Vacxin phòng ngừa não mô cầu BC:

Vacxin não mô cầu AC phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu tuýp B và tuýp C. Loại vacxin này được tiêm cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Trẻ cần tiêm 2 mũi: Mũi thứ 2 (mũi nhắc lại) cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 2 tháng.

Vacxin phòng ngừa não mô cầu AC:

Vacxin não mô cầu AC phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu tuýp A và tuýp C. Vacxin này được tiêm cho trẻ trên 2 tuổi (tiêm mũi đầu tiên) và nhắc lại sau 3 đến 5 năm nhắc lại 1 lần. Trẻ có thể được tiêm phòng ngay khi trẻ đủ từ 6 tháng tuồi trong trường hợp trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu Meningococcal A+C.

6. Tiêm vacxin phòng ngừa cúm cho trẻ

Cúm là căn bệnh thường gặp không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. Mỗi năm cúm lại biến đổi chủng mới do đó bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh đúng theo lịch tiêm chủng ngay khi trẻ đủ trên 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho trẻ.

Vacxin phòng bệnh cúm được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và được nhắc lại hàng năm (cách mũi thứ 2 thời gian 1 năm).

7. Vacxin phối hợp 3in1 phòng ngừa sởi – quai bị – rubella (MMR)

Đối với trẻ đã tiêm phòng sởi đơn lúc 9 tháng thì khi trẻ được 15 tháng trở đi sẽ tiêm vacxin sởi – quai bị – rubella (MMR)

Đối với trẻ chưa từng tiêm sởi đơn trước đó sẽ được tiêm vacxin MMR (sởi – quai bị – rubella) mũi đầu tiên khi trẻ đủ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại trong giai đoạn trẻ 4 đến 6 tuổi.

8. Tiêm vacxin phòng ngừa thuỷ đậu

Thuỷ đậu là vacxin được tiêm cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi và người lớn. Tiêm vacxin là cách phòng ngừa bệnh thuỷ đậu lâu dài và hiệu quả nhất giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh thuỷ đậu.

Vacxin phòng thuỷ đậu được tiêm 2 mũi: Mũi đầu tiên khi trẻ đủ từ 12 tháng và mũi nhắc lại được tiêm trong giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tiêm chủng đặc biệt là khi tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, các mẹ cần tuân thủ đúng theo quy định trong tiêm chủng để đề phòng những tình huống xấu không may xảy ra:

Khai báo chính xác tình trạng sức khoẻ của trẻ, những bệnh trẻ gặp phải và những thuốc trẻ đã sử dụng gần đây, tiền sử dị ứng của trẻ…

Theo dõi phản ứng sau tiêm của trẻ tại cơ sở tiêm chủng 30 phút.

Theo dõi các biểu hiện bất thường sau tiêm của trẻ tại nhà trong vòng 48 giờ sau tiêm.

Ngoài ra còn một số vacxin khác mẹ có thể tìm hiểu và tiêm cho con. Việc tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết nên các mẹ cần lưu ý đưa con đi tiêm đúng lịch và tuân thủ đúng theo phác đồ các mẹ nhé!

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger