Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
VIÊM LỢI
Răng - hàm - mặt

VIÊM LỢI

Bạn có khi nào bị chảy máu khi đánh răng chưa? Nếu câu trả lời là “Có” thì có thể lợi của bạn đã bị viêm rồi đấy.
Hãy cùng Bác sĩ gia đình Hà Nội tìm hiểu về hiện tượng này nhé!

Bạn có khi nào bị chảy máu khi đánh răng chưa? Nếu câu trả lời là “Có” thì có thể lợi của bạn đã bị viêm rồi đấy.
Hãy cùng Bác sĩ gia đình Hà Nội tìm hiểu về hiện tượng này nhé!


1. Viêm lợi là gì ?

Viêm lợi là những thương tổn ở vùng lợi, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em và không có sự khác biệt về giới tính.

2. Nguyên nhân gây ra viêm lợi là gì ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất trong đa số trường hợp là do cao răng – mảng bám.

Cao răng là sản phẩm vôi hóa của thức ăn bám vào bề mặt răng và rãnh lợi. Do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách và hiệu quả, lượng thức ăn bám dính ở bề mặt răng và rãnh lợi không được lấy đi triệt để. Các mẩu thức ăn này sẽ bị vi khuẩn trong miệng phân hủy và tiết ra axit làm phá vỡ các liên kết của lợi và gây ra hiện tượng viêm lợi.

Cao răng càng tồn tại lâu trên bề mặt răng và ở lợi thì hiện tượng viêm lợi càng nặng.

Mặt khác, viêm lợi cũng thường gặp ở tuổi dậy thì và ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi về nội tiết tố. Ngoài ra, viêm lợi còn có thể gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân suy thận…

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng dẫn đến hiện tượng viêm lợi ở mọi lứa tuổi, nhất là thiếu vitamin C.

3. Làm sao để nhận biết tôi bị viêm lợi ?

Viêm lợi thường không gây đau, tuy nhiên không khó để nhận biết rằng bạn có bị viêm lợi hay không. Dấu hiện rõ nhất là hiện tượng chảy máu ở lợi cho dù chỉ là va chạm nhẹ, chảy máu khi đánh răng, hơi thở có mùi hôi khó chịu, lợi nề đỏ thay vì màu hồng như bình thường.


Nếu quan sát kĩ thì bạn sẽ thấy lợi bị tụt xuống dưới và mất bám dính làm lộ dần chân răng ra ngoài gây ê buốt.

4. Tôi sẽ điều trị viêm lợi như thế nào ?

Đa số các trường hợp thường gặp là viêm lợi do cao răng- mảng bám. Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy cao răng- đánh bóng cho bạn.

Tiếp sau đó bạn sẽ dùng kháng sinh uống và bôi vùng lợi (điển hình là Metronidazol) để loại trừ tổ chức viêm, lợi của bạn sẽ dần cải thiện thấy rõ.

5. Tôi phải làm gì để phòng ngừa viêm lợi ?

Bạn nên đánh răng đúng cách, tối thiểu 2 lần mỗi ngày.

Dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để lấy sạch thức ăn dính xót ở giữa 2 kẽ răng và ở rãnh lợi.

Dùng nước súc miệng hoặc nước muối hàng ngày để ngăn ngừa sự hoạt động của vi khuẩn.




Nên lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần, đối với người có cơ địa mảng bám thì nên lấy cao răng- đánh bóng ít nhất 4 tháng/lần.

Bạn nên uống nhiều nước và dùng kẹo cao su không đường để tránh khô miệng (vì môi trường miệng bị khô là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển nhanh)

Ăn nhiều rau củ quả và bổ sung thêm vitamin C.

Nên đi khám bác sĩ nha khoa thường xuyên để đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

 
Doctor Đỗ Trọng Hiếu

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.

KHOA RĂNG HÀM MẶT

21/10/2021
Khoa Răng – Hàm – Mặt tiếp nhận bệnh nhân gặp mọi vấn đề về răng miệng như niêm mạc miệng, sâu răng, tủy răng...

BỆNH SÂU RĂNG – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

20/10/2021
Có khi nào bạn đang thưởng thức món chocolate thật ngon bỗng bị làm phiền bởi cơn đau răng chưa? Nếu có thì có thể bạn đã có một hoặc vài chiếc răng sâu rồi.
Hotline Zalo Facebook Messenger