Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Phân biệt giai đoạn cấp và giai đoạn mạn của tai biến mạch máu não
Tin tức & Sự kiện

Phân biệt giai đoạn cấp và giai đoạn mạn của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm và khả năng dẫn đến tử vong cao.

Tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm và khả năng dẫn đến tử vong cao.

Đặc biệt với đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi, khi bị tai biến thì thường có một số biểu hiện ở giai đoạn khởi phát giúp có thể nhận biết được bệnh, từ đó có thể kịp thời xử trí tai biến mạch máu não và có phương pháp điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong.

Tìm hiểu về các giai đoạn của tai biến mạch máu não giúp chúng ta có thêm những kiến thức để phòng tránh hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Giai đoạn khởi phát

Tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng mà triệu chứng tai biến mạch máu não trong giai đoạn khởi phát ở mỗi người là khác nhau.

Có những người đột ngột ngã vật ra và hôn mê sâu, nhưng nhiều người khác lại chỉ bị đau đầu nhẹ, biểu hiện không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua.

Tuy các triệu chứng khác nhau nhưng bạn có thể nhận biết cơn tai biến mạch máu não với những dấu hiệu phổ biến nhất đó là: Đột ngột đau đầu, chóng mặt không rõ nguyên nhân, một bên mặt bị rủ xuống, đồng thời một bên cánh tay, chân buông thõng, mất cảm giác.

Một hoặc cả hai bên mắt mờ dần, thị lực giảm sút hẳn, tai bị ù hoặc khó nói, không thể kiểm soát lời nói, người bệnh không hiểu người khác đang nói gì và chính mình đang muốn nói điều gì.

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp những hội chứng phổ biến như: Rối loạn hệ thần kinh, hội chứng màng não.

Chúng có thể gây ra một số triệu chứng đặc biệt nguy hiểm như hôn mê, liệt nửa người và rối loạn thực vật.

Khi hôn mê, người bị tai biến mạch máu não thường hôn mê sâu và nặng. Khi đó, sắc mặt người bệnh thường tái nhợt, thở to, khó nuốt, rối loạn đại – tiểu tiện; toàn cơ thể bất động, mất phản xạ giác mạc và đồng tử mắt, trên thực tế có khi khó phân biệt được bên lành và bên liệt.

Với hội chứng liệt nửa người, bên liệt có tình trạng giảm trương lực cơ kể cả ở mặt; bệnh nhân nằm ở tư thế đầu và mắt cùng quay về phía bên bị tổn thương.

Tuy nhiên, do có hiện tượng phù não nên triệu chứng liệt của tai biến mạch máu não có thể xuất hiện ở cả hai bên.

Với hội chứng rối loạn thực vật, bệnh nhân có các dấu hiệu như: Tăng tiết phế quản dẫn đến ứ đọng đờm dãi, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp động mạch, nhiệt độ cơ thể lúc đầu có thể thấp nhưng về sau tăng cao; mặt xanh, tím hoặc đỏ; dễ bị rối loạn dinh dưỡng,…

Danh từ “giai đoạn cấp” chỉ thời gian khoảng ba tuần kể từ khi thi bắt đầu. “Giai đoạn mạn” bắt đầu sau ba tuần đó. Cần đặc biệt chú ý hiện tượng thiếu máu não nhất vì có thể báo hiệu tai biến mạch máu nặng sẽ xảy ra.

Tai biến cấp tính đòi hỏi điều trị nội hoặc ngoại khoa cấp cứu và tổ chức chăm sóc thật tốt.

Việc phục hồi chức năng phải được tiến hành sớm, ngay từ đầu và cần tránh mọi thái độ thiếu tích cực trong công tác điều trị.

Cần có chẩn đoán chính xác thật sớm. Vì vậy, phải để bệnh nhân ở viện mới đủ phương tiện chẩn đoán và chăm sóc tích cực.

Để có thể điều trị được hiệu quả, cân biết đột quỵ thuộc loại nào và do nguyên nhân gì.

Đối với xuất huyết cần xem xét đó là xuất huyết trong não hay ngoài não (nghĩa là ở dưới màng cứng hay trên màng cứng).

Đối với hoại tử não do thiếu máu cục bộ, cần xác định xem nguyên nhân là do máu | cục, hay do hẹp, do tắc các mạch máu trong sọ hay ngoài sọ.

Tất cả các bệnh viện lớn cần có những tổ chức đầy đủ trang thiết bị và nhân viên kĩ thuật chuyên xử lí tai biến mạch não (“trung tâm tai biến mạch não” theo đề nghị của Tổ chức Y tế thế giới).

Nhân viên kĩ thuật của tổ chức này phải gồm một bác sĩ thần kinh, một bác sĩ nội khoa, một bác 5 tim mạch, một bác sĩ phục hồi chức năng, một bác sĩ X-quang, một phầu thuật viên thần kinh, một bác sĩ lí liệu. Nếu có những dấu hiệu viêm thận kinh, cần xin ý kiến của chuyên khoa tâm thần. Đó là sơ đồ tổ chức tối ưu theo đề nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Tùy từng điều kiện cụ thể, có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp.

Ở nhiều nước, đã thành lập các trạm sơ cứu tai biến mạch não, có trang thiết bị cần thiết và có nhân viên đã được huấn luyện để phục vụ cho loại cấp cứu này.

Số nhân viên này có thể phục vụ cấp cứu tại nhà và ngay trong khi di chuyển đến bệnh viện đặc biệt đối với chức năng tuần hoàn và hô hấp.

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger