Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THU GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI NHÀ
Khám chữa bệnh tại nhà

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THU GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI NHÀ

Bác sĩ gia đình có thể giúp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Bác sĩ gia đình có thể giúp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân?

1. Giảm đau cho bệnh nhân

Đau làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm đi, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau rất dữ dội.

Trên thị trường có bán các loại thuốc giảm đau dạng chế phẩm từ Paracetamol bệnh nhân vẫn thường tự mua về uống, thường bệnh nhân không biết tất cả có cùng một nguồn gốc và uống với liều lượng quá lớn, gây tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân mua thuốc cần phải hỏi xem gốc của thuốc và Bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 8 viên Paracetamol 500mg /1 ngày và 2 lần uống cách nhau 3 tiếng.

Ngoài ra có thể phối hợp các thuốc giảm đau khác như Morphin uống và Morphin tiêm.

Khi bệnh nhân về nhà đau quá nhiều có thể gọi tư vấn của Bác sĩ gia đình hoặc vào viện xin cấp Morphin uống Và Morphin tiêm.
                  



2. Chăm sóc về mặt dinh dưỡng

Quan tâm đến dinh dưỡng nhiều hơn nhất là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường có tình trạng chán ăn và lời khuyên của bác sĩ gia đình là tăng số lượng bữa ăn, giảm số lượng thức ăn trong mỗi bữa như vậy sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Ngoài ra còn cung cấp đầy đủ nước cho bệnh nhân, nên uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày, cũng cần bổ sung hoa quả và rau xanh sẽ tốt hơn cho bệnh nhân.
Bệnh nhân thích ăn cái gì, người nhà cho ăn cái đó, không nên ăn kiêng. Giai đoạn này bệnh nhân càng kiêng ăn bệnh nhân sẽ suy dinh dưỡng hơn và tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Người nhà cần tạo nhiều hứng thú cho bệnh nhân trong khi ăn bằng cách đổi món ăn hàng ngày, món ăn phong phú, mỗi món ăn chỉ nấu một phần nhỏ, tăng số lượng bữa ăn lên.

3. Chăm sóc chống loét tỳ đè và bội nhiễm

Bệnh nhân thường nằm nhiều dẫn đến loét do tỳ đè, hàng ngày bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận, tỷ mỷ.

Đỡ bệnh nhân dậy hàng ngày xoa bóp vùng nằm tiếp xúc với giường như vậy giảm tình trạng loét do tỳ đè.


Cần phải vỗ rung phổi cho bệnh nhân, bởi bệnh nhân nằm nhiều sẽ có tình trạng ứ đọng dịch ở phổi, nên vỗ rung khắp cả 2 vùng lưng ngày 2 lần, tránh cho bệnh nhân ứ đọng và viêm phổi.
 
Bệnh nhân lo âu về bệnh tật vì cận kề giữa cái sống và cái chết nên cần động viên và an ủi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là trách nhiệm của y, bác sĩ của Trung tâm bác sĩ gia đình.

Cải thiện được tình trạng đau, khó thở, khó nuốt, táo bón giúp bệnh nhân giảm cảm giác lo lắng, sợ chết, bất an và cô độc.

Bác sĩ gia đình cùng người nhà bệnh nhân tháo gỡ từng bước, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất để tiếp tục sống.

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA HẬU COVID – 19

21/01/2022
Những biến chứng sau khi mắc Covid-19 không chỉ xảy ra ở người bệnh diễn biến nặng hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay người mắc bệnh nhẹ.

3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc

08/11/2021
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc cơ bản mà nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng phải thuộc và hiểu để đảm bảo an toàn và tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc.

VÌ SAO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ LỚN NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM BỆNH TẠI NHÀ

22/10/2021
Hiện nay, mô hình này đã khá phổ biến, nhờ tính tiện ích và sự đáp ứng cao nên đã được áp dụng thành công ở rất nhiều quốc gia. Theo kết quả thống kê, có hơn 70% người dân tìm đến bác sĩ tại nhà để chăm sóc y tế cho mình.
Hotline Zalo Facebook Messenger