Tổng đài khám bệnh từ xa 19006161
Thời gian làm việc từ 7h đến 20h tất cả các ngày trong tuần
VN EN
Bệnh bạch hầu – căn bệnh có thể gây tử vong trong 6 ngày
Tin tức & Sự kiện

Bệnh bạch hầu – căn bệnh có thể gây tử vong trong 6 ngày

Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng và có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày.

Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa (tiêm chủng). Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong

Bệnh bạch cầu tập trung xuất hiện ở đối tượng nào?

– Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu

– Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh

– Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.

Triệu chứng thường gặp

Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện khác nhau:

– Bệnh bạch hầu mũi trước:

Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám thầy thuốc có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

– Bệnh bạch hầu họng và amidan:

Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ.

Sau 2-3 ngày, sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng.

Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân.

Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò.

Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Các bệnh nhân này nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.

– Bạch hầu thanh quản:

Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm.

Bệnh nhân thường biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn giọng, ho ông ổng.

Khi khám, bác sĩ có thể thấy các mảng giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống.

Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

– Bạch hầu các vị trí khác:

Thường rất hiếm gặp và nhẹ, vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai.

Bệnh bạch hầu có chữa được không?

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh.

Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm phòng.

Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được phối hợp với vaccine phòng ho gà, uốn ván.

Các vaccine có thể gây tác dụng phụ nhẹ như tạo sẩn và đau chỗ tiêm làm trẻ quấy khóc, một số trẻ có thể sốt. Những phản ứng nặng như sốc phản vệ hay biến chứng thần kinh cực kỳ hiếm gặp.

Theo PGS – TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, dịch bạch hầu thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo

Người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch;

Giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, vệ sinh mũi, họng hàng ngày); đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lịch tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu trong Tiêm chủng mở rộng:

Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi

Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

BSGĐHN

Về trang trước Gửi email
Các bài viết khác

Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần

16/10/2023
Với slogan: “Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo” và “Ấm áp tình thân”. Bác sĩ gia đình Hà Nội đồng kết hợp với Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi tại viện với chủ đề mang tên: “Nhịp đập trái tim, sức khỏe tinh thần”

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỆNH

28/09/2023
Nhãn hàng Huacomplex là người bạn đồng hành, là đối tác của FDC trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

26/08/2023
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các biến chủng cúm hằng năm và nếu có bị mắc cúm thì tỉ lệ gặp các biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn rất nhiều so với những người trẻ và khỏe mạnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não…
Hotline Zalo Facebook Messenger